TÊN GỌI, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH, CÁC ĐỊA DANH CHÍNH
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH
Vỹ Dạ là một phường của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phường nằm ở phía Đông thành phố Huế, cách trung tâm thành phố 2 km. Có tọa độ 16 o 27 – 30 o Vỹ Bắc, 170 o 33 – 45 o Kinh Đông. Phường có tổng diện tích: 222,4 ha; tổng số dân: 19.176 người (năm 2013). Phía Bắc giáp với phường Phú Thượng, phía Đông giáp với phường Thủy Vân, phía Nam giáp phường Xuân Phú, phía Tây giáp phường Gia Hội, thành phố Huế.
Vị trí, đất đai, sông nước, con người và lịch sử như thế, nhưng từ xưa du khách chỉ biết có một Vỹ Dạ với những “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc,” - một thế giới cây cảnh, hoa lá và tâm hồn của một bộ phận dân cư trong các khu vườn nằm kề bên nhau ở hai bên con đường cái duy nhất dài trên 2 km (trước 1975 gọi là đường Thuận An, sau 1975 gọi là Nguyễn Sinh Cung) chạy thẳng từ Đập Đá xuống quá chợ Vỹ Dạ về phía Đông.
Vỹ Dạ là một làng cổ được thành lập năm 1471 (1). Từ đầu thế kỷ XIX do địa thế lân cận Kinh Thành, nên một số quan hay hoàng thân lập phủ đệ nơi đây.
Trước năm 1945, phường Vỹ Dạ có các làng, xóm, vạn đò thuộc sự quản lý của các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, vùng này phân thành 1 khu phố (Nguyễn Tri Phương) và 1 xã (Hương Thảo).
Khu phố Nguyễn Tri Phương gồm các làng Vỹ Dạ, Hô Lâu, Diễn Phái, Bình Lục, An Tân, Thọ Lộc và phường Phú Hội (đoạn Nam sông Vân Dương), dưới sự chỉ đạo của Thị xã Thuận Hóa.
Xã Hương Thảo gồm phường Giang Hến, làng Trung Giang, làng Bồi Thành, đặt dưới sự quản lí của huyện Hương Trà. Đầu năm 1947, Khu phố Nguyễn Tri Phương cắt phường Vỹ Dạ nhập vào Khu phố VI. Lại nhập các xã Ngọc Anh, Lại Thế, Tây Thượng vào các xã còn lại của Khu phố Nguyễn Tri Phương thành Khu phố V. Đến tháng 7.1949, xã Hương Thảo được nhập vào Khu phố V.
Năm 1954, Khu phố V giữ nguyên hiện trạng, thuộc Quận Hữu Ngạn, thành phố Huế. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cải tổ hành chính. Làng Thọ Lộc ghép với làng Hô Lâu thành làng Thọ Lâu. Làng An Tân ghép với Bình Lục thành làng An Bình. Đồng thời ghép các làng Thọ Lâu, An Bình, Diễn Phái, Vỹ Dạ, Lại Thế, Ngọc Anh, Tây Thượng, vạn đò Phao Võng thành xã Phú Hương. Các làng ở Cồn Hến và vạn đò Lê Bình ghép thành xã Phú Lưu.
Tháng 4.1975, sát nhập 2 xã Phú Hương với xã Phú Lưu thành xã Hương Lưu.
Sau năm 1975, thành phố Huế được chọn làm tỉnh lỵ tỉnh Bình Trị Thiên, gồm 11 phường: Phú An, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh và 6 xã: Hương Lưu, Thủy Phú, Thủy Phước, Thủy Trường, Thủy Xuân, Xuân Long.
Năm 1978, xã Hương Lưu chuyển 48 hộ, 107 nhân khẩu của 2 tổ chuyên đánh rớ trên sông của vạn đò Lê Bình qua phường Gia Hội (TP Huế). Lại nhập 48 hộ ở phường Phú An giải thể thành lập thôn Phao Võng B. Thôn Phao Võng A có 10 hộ làm nghề cá ở sông Như Ý, bến đò Chợ Cống.
Ngày 11 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 64-HĐBT. Theo đó:
- Sáp nhập 9 xã: Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy An, Thủy Dương, Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh, Phú Tân và các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu, Đồng Giáp của xã Thủy Vân thuộc huyện Hương Phú vào thành phố Huế (các xóm Cồn Trâu, Cổ Thành, Vườn Trầu thuộc Vỹ Dạ. Còn xóm Đồng Giáp sát nhập vào xã Thuỷ Phú nay thuộc phường Xuân Phú). Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Huế có 10 phường và 23 xã.
Ngày 6 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 03-HĐBT. Theo đó, chuyển xã Hương Lưu thành phường Vỹ Dạ;
Cuối năm 1988, thành phố Huế có 18 phường: An Cựu, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vỹ Dạ, Vĩnh Lợi, Vĩnh Ninh, Xuân Phú và 22 xã: Bình Điền, Bình Thành, Hải Dương, Hương An, Hương Bình, Hương Hồ, Hương Long, Hương Phong, Hương Sơ, Hương Thọ, Hương Vinh, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Tân, Phú Thanh, Phú Thượng, Thuận An, Thủy An, Thủy Bằng, Thủy Biều, Thủy Dương, Thủy Xuân.
Ngày 30 tháng 6 năm 1989, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên, thành phố Huế trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 345-HĐBT. Theo đó, thành phố Huế còn lại 18 phường v,à 5 xã trực thuộc.
Ngày 24 tháng 9 năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 355-CT về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại II.
Ngày 24 tháng 8 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả nước. Ngày 16/8/2017, UBNĐ tỉnh đã có Quyết định số 1841/QĐ-UBND về việc sắp xếp, sáp nhập và đổi tên gọi các tổ dân phố hiện có để thành lập các tổ dân phố mới tại các phường thuộc thành phố Huế. Trong đó, phường Vỹ Dạ thành lập 08 tổ dân phố mới trên cơ sở sắp xếp, sáp nhập và đổi tên gọi 13 tổ dân phố hiện có (giữ nguyên hiện trạng và tên gọi tổ dân phố 1, tổ dân phố 9, tổ dân phố 13A, tổ dân phố 13B, tổ dân phố 15A, tổ dân phố 15B, tổ dân phố 16, tổ dân phố 17, tổ dân phố 18, tổ dân phố 19, tổ dân phố 20). Sau khi sắp xếp, sáp nhập và đổi tên gọi, toàn phường có 19 tổ dân phố, gồm: Tổ dân phố 1, tổ dân phố 2, tổ dân phố 3, tổ dân phố 4, tổ dân phố 6, tổ dân phố 7, tổ dân phố 9, tổ dân phố 11, tổ dân phố 12, tổ dân phố 13A, tổ dân phố 13B, tổ dân phố 14, tổ dân phố 15A, tổ dân phố 15B, tổ dân phố 16, tổ dân phố 17, tổ dân phố 18, tổ dân phố 19, tổ dân phố 20.Đến hô.m nay phường Vỹ Dạ được sát nhập gồm 13 tổ dân phố bao gồm tổ tổ 1 (2) Tổ 2 (3) tổ 3 ( 5 ),4 ( 4,5,6) tổ 5 (7,8.9 ) , tổ 6 ( 10,11,12 ), tổ 7 ( 13A, 13B ), tổ 8 ( 14A, 14 B ), tổ 9 ( 15A ), tổ 10 ( 15B), tổ 11 ( 16,17 ), tổ 12 ( 18 ), tổ 13 ( 19,20 )
Ngày 27.4.2021, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội có Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế”; Vỹ Dạ giữ nguyên là một phường của thành phố Huế mở rộng.