Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Phân biệt trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
Ngày cập nhật 16/01/2014

            Trong thời gian qua, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn ra nhiều, với nhiều cấp độ khác nhau. Đơn thư gửi đến nhiều nơi, tràn lan, việc khiếu nại tố cáo diễn ra nhiều bức xúc. Đa số các vụ việc đều phát sinh, xuất phát từ xã, phường, thị trấn. Công tác tuyên truyền, vân động nhân dân trong khiếu nại, tố cáo chưa được các cấp chú trọng. Dẫn đến khiếu nại, tố cáo không đúng quy trình, vượt cấp, sai thẩm quyền làm cho tình hình ANTT một số nơi ngày một phức tạp.

            Để Luật Khiếu nại, Luật tố cáo đảm bảo đúng vai trò và phát huy hiệu lựu, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong phạm vi bài viết này xin nêu một số điểm phân biệt trong khiếu nại, tố cáo góp phần thực hiện về Luật khiếu nại , Luật tố cáo ngày một tốt hơn.

             Điều 74 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào. Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định…”, và được cụ thể hóa trong rất nhiều văn bản Luật, như Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật Hình sự , Luật dân sự, Luật đất đai, Luật phòng , chống tham nhũng...vv góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nói một cách cụ thể khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân, đó là quyền tự vệ hợp pháp khi ai đó xâm phạm mình hoặc ảnh hưởng đến thể chế chung.

              Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại được hiểu là: "việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Và tố cáo "là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức"

             Do đó khiếu nại và tố cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng thường được nhắc đến cùng nhau, trên thực tế đã có không ít trường hợp chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo, do đó có đơn thư chứa đựng nội dung cả việc khiếu nại và việc tố cáo đã gây lúng túng trong quá trình giải quyết của cơ quan có thẩm quyền. Việc phân biệt giữa khiếu nại với tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo của mình đúng thủ tục và đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; đồng thời giúp cho cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, tránh được nhầm lẫn, sai sót trong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo.       

              Khiếu nại và tố cáo khác nhau ở những điểm cơ bản như sau:

               Hai là đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Những quyết định và hành vi này phải tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

           Ba là mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ và khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại. Mục đích của tố cáo không chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích của người tố cáo mà còn để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và của tập thể, của cá nhân khác và nhằm trừng trị kịp thời, áp dụng các biện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân.
 
            Bốn là về thẩm quyền giải quyết: Cơ quan hoặc người có trách nhiệm nhận và giải quyết khiếu nại lần đầu là cơ quan có người thực hiện hành vi hành chính hoặc người đã ra quyết định hành chính. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
 
           Năm là thời hạn giải quyết:Thời hạn giải quyết khiếu nại: căn cứ vào số lần khiếu nại của người khiếu nại. Đối với khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý và 45 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn (vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý và không quá 60 ngày, đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn).
          Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý và không quá 60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn (đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý và không quá 70 ngày đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn)
           Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.
           Sáu là bản chất của khiếu nại ,tố cáo:Bản chất của khiếu nại là việc người khiếu nại đề nghị người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính, còn bản chất của tố cáo là việc người tố cáo báo cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết về hành vi vi phạm pháp luật.
          Giải quyết khiếu nại là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong khi đó, giải quyết tố cáo là việc cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận về nội dung tố cáo (thực tế có hành vi vi phạm pháp luật theo như đơn tố cáo không), để từ đó áp dụng biện pháp xử lý phù hợp với tính chất, mức độ sai phạm của hành vi vi phạm và thông báo cho người tố cáo biết về kết quả giải quyết tố cáo, chứ không ra quyết định giải quyết tố cáo.
        Bảy là quyền và nghĩa vụ của khiếu nại, tố cáo:Người khiếu nại có thể tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. Người tố cáo phải tự mình (không được uỷ quyền cho người khác) tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến bất kỳ tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước nào.
        Người khiếu nại được quyền rút khiếu nại. Người tố cáo không được rút tố cáo và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại.
        Người khiếu nại có quyền khiếu nại lần thứ hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính ra Toà án khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại (mà không cần phải có căn cứ cho rằng việc giải quyết khiếu nại không đúng pháp luật). Còn người tố cáo chỉ được tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết chứ không được khởi kiện ra toà án.
 
         Một là chủ thể thực hiện khiếu nại có thể là cá nhân, cơ quan hay tổ chức và cá nhân, cơ quan hay tổ chức phải bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ có thể là cá nhân, một người cụ thể. Cá nhân có quyền tố cáo mọi hành vi vi phạm mà mình biết được, hành vi vi phạm đó có thể tác động trực tiếp hoặc không tác động đến người tố cáo.
 
          Với sự coi trọng công tác giải quyết khiếu nại , tố cáo mà Đảng, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản Luật và các hướng dân có liên quan, hy vọng rằng việc khiếu nại, tố cáo trong thời gian đến sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng, đúng trình tự , đúng thẩm quyền , hạn chế thấp nhất về các vụ việc liên quan đến khiếu nại tố cáo góp phần giữ vũng tình hình an ninh chính trị, trật tự  an toàn xã hội, mọi quy định đều được thực thi một cách tốt nhất và đúng pháp luật.
                                                                                 
                                                                                                                                                                                                          Tuấn Khanh
                                                                                                                                                                                              ( Theo ban tin Pháp Luật )
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 320.067
Truy cập hiện tại 92