Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Khi chuyển đổi từ truyền hình tương tự mặt đất sang truyền hình số mặt đất, người dân phải làm gì để có thể xem được các chương trình truyền hìn
Ngày cập nhật 03/08/2016

Theo lộ trình số hoá truyền hình, tín hiệu Analog sẽ chính thức tắt và hoàn tất việc chuyển đổi truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất vào năm 2020, và được chia ra 4 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn I đến trước ngày 31/12/2015, các đài truyền hình trung ương và địa phương sẽ kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mắt đất để chuyển sang hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tần truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các thành phố thuộc nhóm I. Giai đoạn đầu tiên sẽ áp dụng với 5 thành phố trực thuộc TW, gồm Hà Nội (cũ), TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Giai đoạn II, đến trước ngày 31/12/2016, sẽ tắt tín hiệu Analog hoàn toàn tại các tỉnh, thành phố thuộc nhóm II. Giai đoạn III, sẽ tắt hoàn toàn trước ngày 31/12/2018 tại các tỉnh thuộc nhóm III. Cuối cùng giai đoạn IV, trước ngày 31/12/2020, sẽ tắt hoàn toàn tại các tỉnh thuộc nhóm IV. Với những giai đoạn cụ thể này, người dùng nên nắm rõ, tỉnh thành đang sống thuộc vào nhóm tỉnh thành nào sẽ tắt trong giai đoạn nào và Tivi (TV) sẽ vẫn sử dụng bình thường với tín hiệu Analog chưa tắt.

Hiện nay, có 3 chuẩn thu, phát tín hiệu truyền hình kỹ thuật số: DVB-T2: truyền hình KTS mặt đất, DVB-S2: truyền hình KTS vệ tinh và  DVB-C2: truyền hình KTS cáp. Việt Nam hiện đang áp dụng T2 và S2.

Nếu như người dùng đang sử dụng TV không hỗ trợ chuẩn DVB-T2, thì khi tín hiệu Analog tắt đi, đồng nghĩa với việc phải có một bộ giải mã mới có thể xem được. Trong khi đó, những người đang dùng tín hiệu truyền hình cáp hay tín hiệu vệ tinh thông qua nhà cung cấp đều phải trả phí thì là một câu chuyện khác. Khi tín hiệu Analog tắt đi, thì người dùng có thể sử dụng bình thường với chuẩn này bởi đây là dịch vụ trả phí và tất nhiên sẽ được hỗ trợ thay đổi hoặc trợ giá thiết bị để có thể xem được các kênh được phát sóng. Thậm chí tất cả các TV màn hình CRT, LCD hay LED cũng đều xem được qua tín hiệu trả phí này từ các nhà cung cấp dịch vụ mà không ảnh hưởng gì đến việc thu sóng DVB-T2. 

Một chiếc TV được tích hợp bộ giải mã KTS DVB-T2 sẽ tạo thuận lợi cho người xem tận hưởng các chương trình phát sóng KTS không mã hóa với nhiều ưu điểm: nhiều kênh hơn, chất lượng hình ảnh và âm thanh vượt trội, tỉ lệ khung hình phù hợp, truyền hình độ phân giải HD, truyền hình 3D.

TV LCD không được tích hợp DVB-T2 vẫn có thể trải nghiệm truyền hình KTS thông qua một hộp giải mã KTS rời (còn gọi là các Set-up-box). Các TV bóng đèn hình cũ cũng sử dụng giải pháp Hộp giải mã KTS như trên, tuy nhiên độ phân giải màn hình sẽ bị giới hạn. Việc lựa chọn TV có sẵn bộ giải mã DVB-T2 chỉ ảnh hưởng đến người dùng sử dụng ăng-ten để thu sóng truyền hình KTS mặt đất không mã hóa. Đối với các thuê bao dùng cáp hoặc vệ tinh thì không ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, khi tín hiệu analog chuyển sang tín hiệu digital hoàn toàn, thì những TV không hỗ trợ chuẩn DVB-T2 phải nhờ một thiết bị giải mã mới có thể xem được nhưng nó vẫn gói gọn chỉ xem những kênh miễn phí Để có thể xem tất cả các kênh giải trí, kênh chất lượng cao hơn, (kể cả TV mới có hỗ trợ chuẩn DVB T2) người dùng phải liên hệ đến các nhà cung cấp dịch vụ và phải trả một khoảng phí hàng tháng.

 Truyền hình KTS là một xu hướng tất yếu, giúp nâng cao trải nghiệm hình ảnh của người dùng về nhiều mặt . Do vậy chuẩn DVB-T2 là xu hướng của tương lai, là một điều không thể phủ nhận. Với chuẩn này, người dùng có thể tiếp cận đến chất lượng tốt hơn, hỗ trợ việc giải trí và theo dõi những thông tin, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước một cách tốt nhất. 

Do đó, nếu người dùng cần mua sắm mới TV thì nên tìm hiểu rõ ràng và không mua TV không hỗ trợ chuẩn DVB-T2. Nên tham khảo tất cả các đại lý kinh doanh ngành hàng này, trước khi mua sắm mới phải hỏi rõ TV có hỗ trợ chuẩn DVB-T2 hay không, đặc biệt là từ ngày 1/5/2014 trở đi, tất cả TV tích hợp chuẩn này đều phải có biểu trương Số hoá truyền hình do bộ TT&TT quy định giúp người dân dễ dàng phân biệt. 

Đối người dùng TV cũ thì không phải quá lo lắng về việc sẽ không được hỗ trợ phát sóng theo chuẩn mới. Nếu đã và đang dùng những thuê bao trả phí, sẽ được tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Đối với người dùng TV Analog (từ trước đến nay xem các kênh truyền hình phổ biến miễn phí) thì trang bị thêm đầu thu STB theo chuẩn DVB-T2 (Set top box) để xem chương trình truyền hình KTS mặt đất.

Ngoài ra, trong lộ trình số hoá truyền hình có nêu, nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích để hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách có được thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (Set top box).

Nguyễn Tuấn Khanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 320.067
Truy cập hiện tại 155