Thể quá cấp tính là do vi rút có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.
Thể cấp tính là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5-42ºC). Trong 2-3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và tiểu cầu. Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm ở chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có thể xuất hiện màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 ngày hoặc 20 ngày. Lợn có chửa có thể sảy ở mọi giai đoạn. Tỷ lệ chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch tả lợn suốt đời.
Thể á cấp tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bị bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn. Bệnh kéo dài từ 5 đến 30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn chửa sẽ sảy; lợn chết trong vòng 15-45 ngày, tỷ lệ chết khoảng 30-70%. Lợn có thể khỏi hoặc bị nhiễm bệnh mãn tính.
Thể mãn tính gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp. Lợn có triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mãn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Triệu chứng kéo dài 2-15 tháng, có tỷ lệ tử vong thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trở thành mãn tính.
Dịch tả lợn Châu Phi hiện lây lan nhanh chưa có hiện tượng thuyên giảm, đặc biệt là bệnh chưa có biện pháp phòng chống đặc hiệu cho nên chủ động phòng chống dịch bằng các biện pháp sinh học. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tuy nhiên có thể gây hay gián tiếp qua các bệnh khác. Người dân nên chủ động ăn chín uống sôi đảm bảo vệ sinh, không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng để đảm bảo sức khỏe.
(Phòng Văn hóa & Thông tin)
“5 không” và “10 cấm” trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi
Theo các chuyên gia dịch tễ, trong hoàn cảnh dịch tả lợn Châu Phi đang hoành hành trên diện rộng, cần thực hiện "5 không" và “10 cấm” để phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này.
“5 không” trong phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi bao gồm: không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt; không vứt lợn chết ra môi trường.
“10 cấm” đó là:
“1 CẤM” sử dụng thức ăn thừa của người, các phụ phẩm chế biến từ nhà bếp chưa xử lý nhiệt cho lợn ăn. Trong thức ăn thừa hoặc phụ phẩm chế biến từ nhà bếp có thể lẫn thịt lợn, các sản phẩm chế biến thịt lợn nhiễm virus ASF.
“2 CẤM” đưa thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn từ bên ngoài vào trang trại. Có thể sử dụng lợn nuôi tại trại làm thực phẩm. Cần chủ động tìm nguồn cung cấp thực phẩm uy tín, rõ nguồn gốc cho trại. Nhà ăn bố trí xa khu chăn nuôi, có người nấu ăn riêng cho cán bộ và công nhân làm việc trong trại, có rãnh thoát nước riêng từ nhà bếp vào hố biogas.
“3 CẤM” động vật hoang dã vào trại lợn, cấm nuôi và thả rông các động vật khác trong trại. Phòng các loại động vật (lợn hoang, chó, mèo, dơi, chuột) vào trại. Nuôi nhốt chó và kết hợp quản lý phòng dịch bên trong trại.
“4 CẤM” người chăn nuôi bên ngoài, người lạ vào trại khi chưa được phép. Tất cả người lạ, khách thăm quan trước khi vào chuồng, trại cần phải nghỉ cách ly lợn quy định mới được vào trong trại. Khi vào trại thực hiện sát trùng, tắm, thay quần áo, dung cụ thiết bị đặt trong tủ UV 5 phút. Thay ủng trước khi vào mỗi chuồng nuôi.
“5 CẤM” mang đồ sinh hoạt cá nhân, túi xách và thiết bị cá nhân vào chuồng nuôi. Các dung cụ, thiết bị cần thiết mang vào (bút, sổ sách, điện thoại) cần phải khử trùng trong tủ UV tối thiểu 5 phút. Tuyệt đối không mang túi xách, ví vào trong chuồng nuôi.
“6 CẤM” xe vận chuyển bên ngoài vào khu vực chăn nuôi, đặc biệt xe vận chuyển phân, lợn. Các xe cung ứng cám, thuốc cần thiết vào trại cần sát trùng kỹ, cách ly quy định vào đỗ tại những nơi quy định. Xuất bán lợn tại cầu cân gần hàng rào xa chuồng nuôi, có điểm rửa – sát trùng trước và sau khi xuất bán lợn.
“7 CẤM” tuyệt đối các xe mua lợn sống, xe mua lợn loại vào trong trang trại chăn nuôi. Nên vận chuyển lợn bằng xe nội bộ ra điểm bán tập trung rồi bán cho khách sẽ giảm thiểu rủi ro.
“8 CẤM” vận chuyển lợn giống, hậu bị thay đàn từ vùng dịch vào trong trang trại chăn nuôi. Khi bắt buộc phải nhập hậu bị cần nuôi cách ly bên ngoài trại, xét nghiệm – kiểm tra định kỳ và đảm bảo mới cho nhập đàn.
“9 CẤM” sử dụng nước sông, hồ tự nhiên làm nước uống cho lợn vì tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh (ASF, FMD, PRRS) rất cao. Nếu bắt buộc phải sử dung nước mặt từ các hồ chứa cần có hệ thống xử lý lọc đảm bảo, trước khi sử dung cho lợn cần khử trùng bằng Chloramin B.
“10 CẤM” bán hoặc giết mổ lợn ốm, lợn chết hoặc đưa lợn ốm, chết ra khỏi trại. Cần được xử lý ngay trong trại để giảm thiểu rủi do từ xe khách đến mua lợn chết đến từ trại khác hoặc vùng có dịch tạo ra nguy cơ lây lan bùng phát bệnh cho các trang trại khác. Bán – giết mổ lợn ốm, lợn chết là hành vi vi phạm pháp luật.