Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE THÁNG 7 NĂM 2019
Ngày cập nhật 12/07/2019

TRUYỀN THÔNG NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH, VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

1. Công văn số 2786/BYT-MT ngày 22/5/2019 của Bộ Y tế về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2019.

          2. Các công văn hướng dẫn của Sở Y tế về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh năm 2019.

          3. Kế hoạch số 53/KH-BCĐ ngày 09/5/2019 về kế hoạch Phòng chống tác hại thuốc lá năm 2019 của tỉnh Thừa thiên Huế.

         

 

B. TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế về chủ động phòng, chống các dịch bệnh mùa hè hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tháng 7/2019 cần tập trung thực hiện một số nội dung:

1. Bệnh Sốt xuất huyết

Nhiệt độ khô nóng xen lẫn với mưa trong thời gian gần đây là thời điểm thuận lợi cho dịch SXH bùng phát. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh, trong khi đó tập quán trữ nước tại nhiều khu vực vẫn còn, do đó nguy cơ xảy ra dịch là rất lớn. Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống như thau vét và diệt bọ gậy/lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong là rất cần thiết.

2. Bệnh Liên cầu lợn:

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn cũng có thể lây cho người. Chính vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh chung của người và động vật.

          - Nhiễm S.suis ít gặp ở người. Tuy nhiên, người có nguy cơ lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh. Biểu hiện lâm sàng chính là: viêm màng não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết v.v. Tỷ lệ chết có thể tới 7%.

          - Khả năng xét nghiệm xác định týp liên cầu lợn gây bệnh ở người tại nước ta hiện nay rất hạn chế.

- Ở Việt Nam, bệnh liên cầu lợn mới được biết đến từ năm 2003. Bệnh thường  xảy ra vào mùa hè nắng nóng, những người thường xuyên tiếp xúc với lợn và thịt lớn có nguy cơ mắc cao hơn. Cần tăng cường tuyên truyền bệnh Liên cầu lợn trên các phương tiện thông tin truyền thông để người dân biết và chủ động phòng tránh:

+  Nên chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.

+ Tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

+ Nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng

+ Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn trong thời gian có dịch.

+  Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

+  Phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc,chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

3. Bệnh Tay chân miệng

Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cộng đồng thực hiện các biện pháp sau:

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.

3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

6. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Trung tâm Y tế thành phố Huế chỉ đạo các Trạm y tế phường phối hợp với các trường học đóng trên địa bàn phường để truyền thông phòng, chống bệnh Tay chân miệng, đặc biệt khu vực trường mầm non, mẫu giáo và tiểu học để phát hiện sớm các ổ dịch.

C. CÁC ĐỢT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG THÁNG

1. Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân (02/7/2019)

Chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo triển khai các hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2017; Phát động các hoạt động hưởng ứng Ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân vào ngày 02/7/2018. Chủ đề hưởng ứng: “Cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn”.

2. Ngày Dân số Thế giới – World Population Day (11/7/2019)

Thống kê trên toàn thế giới, hiện có khoảng 225 triệu phụ nữ muốn tránh thai nhưng không có điều kiện sử dụng các phương pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và hiệu quả. Một trong các nguyên nhân hằng đầu là thiếu thông tin hoặc dịch vụ do thiếu hỗ trợ từ cộng đồng và người cung cấp dịch vụ y tế.

          Trung tâm Y tế thành phố Huế chỉ đạo các Trạm Y tế phường tập trung tuyên truyền về các nội dung sau:

- Triển khai tuyên truyền chủ trương, chính sách về DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt các văn bản của địa phương; tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ.

-  Đẩy mạnh truyền thông và thực hiện chăm sóc SKSS, cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho đối tượng vùng sâu, vùng xa, vùng đầm phá, vùng ven biển, ...

- Đánh giá kết quả của công tác DS-KHHGĐ và hoạt động chăm sóc SKSS - KHHGĐ trong thời gian qua; những thuận lợi, khó khăn, thách thức và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.

- Tuyên truyền ý nghĩa, chủ đề của Ngày Dân số Thế giới (11/7).

3.     Ngày Viêm gan thế giới – World Hepatitis Day (28/7/2019)

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức công bố ngày 28/7 hàng năm là ngày Viêm gan thế giới nhằm mục đích tăng cường nhận thức, hiểu biết về viêm gan siêu vi và những bệnh mà nó gây ra.

Vi-rút viêm gan A, B, C, D và E có thể gây ra nhiễm trùng gan cấp tính và mạn tính, dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Các loại vi-rút này tạo thành nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe toàn cầu, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với 1,34 triệu ca tử vong. Năm 2017, có khoảng 325 người mắc vi-rút viêm gan, nhưng chưa đến 1% được điều trị y tế

Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B chiếm 10% - 20% tổng dân số. Đây chính là nguyên nhân gây ra tới hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. Ung thư gan là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam giới.  Đặc biệt, người tiêm chích ma túy có tỷ lệ hiện mắc vi-rút viêm gan C rất cao, có thể tới 98,5%.

Ngày viêm gan thế giới là một cơ hội để tập trung vào những hành động cụ thể như sau:

- Tăng cường phòng ngừa, tầm soát và kiểm soát bệnh viêm gan siêu vi và các bệnh có liên quan.

- Tăng tỷ lệ bao phủ tiêm vắc xin viêm gan B và đưa vào chương trình tiêm chủng quốc gia.

- Phối hợp đáp ứng toàn cầu với bệnh viêm gan.

Nguyễn Tuấn Khanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 320.067
Truy cập hiện tại 59