Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Cảnh giác với dịch cúm gia cầm lây sang người
Ngày cập nhật 19/03/2014

 TTH) - Vi rút cúm A/H5N1 vốn rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Vừa qua, lại ghi nhận thêm chủng vi rút mới có độc lực cao là cúm A/H5N1, nhánh 2.3.2.1 nhóm C có nhiều nguy cơ lây sang người.

 Sự nguy hiểm...

        Vi rút cúm A/H5N1, nhánh 2.3.2.1 nhóm C độc lực cao được ghi nhận tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước cách đây mấy năm, nay tái bùng phát trên diện rộng tại 22 tỉnh, thành (tính đến ngày 7/3). Ở Thừa Thiên Huế, vi rút cúm A/H5N1 có độc lực cao từng xảy ra trên đàn vịt của một hộ gia đình vào năm 2013. Đây là chủng vi rút mới không chỉ lây lan nhanh trên đàn gia cầm, mà còn có nhiều nguy cơ lây sang người, ảnh hưởng sức khỏe và đe dọa tính mạng. Diễn biến của loại dịch này rất phức tạp, có thể tồn tại trong môi trường, tiềm ẩn trên đàn gia cầm nhưng đôi khi không gây bệnh, nhất là trên đàn thủy cầm nên rất khó phát hiện.
 
Gà không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh cúm gia cầm
 
       Theo Ban Quản lý dự án VAHIP (hợp phần y tế) tại Thừa Thiên Huế, các loại vi rút cúm gia cầm thường tồn tại ngay ở các trang trại, gia trại, trong môi trường, các loại chất thải, phân gia cầm... Những người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm, gia cầm bệnh, các trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, hít phải không khí phát tán từ gia cầm... đều có thể bị nhiễm bệnh. Những người bị nhiễm dịch có nguy cơ tử vong rất cao nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời. Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh, chủ yếu là tổn thương đường hô hấp, đặc biệt là sốt cao từ 39-40oC, ho nặng, khó thở, đau ngực... do suy hô hấp, dẫn đến tử vong. Có trường hợp biểu hiện các triệu chứng, như mệt mỏi, đau đầu, đau các cơ và tiêu chảy. Chụp X-quang, người bệnh thường có các biểu hiện tổn thương lan tỏa ở phổi... 
      Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận, chỉ trong 15 năm qua, trên thế giới phát hiện nhiều chủng vi rút cúm gia cầm khác nhau, như cúm A/H5N1, H7N3, H7N9, H7N7, H9N2, H10N8 xảy ra ở người, trong đó vi rút cúm A/H5N1 và chủng vi rút nhánh 2.3.2.1 nhóm C có độc lực cao, nguy hiểm nhất. Trong 10 năm trở lại đây, trên thế giới có gần 700 người mắc bệnh, trong đó hơn một nửa tử vong với trên 400 ca; tại Việt Nam có khoảng 64 ca tử vong trong tổng số 172 ca nhiễm bệnh.
       Chính sự nguy hiểm, khó lường của vi rút cúm A/H5N1 khiến những trường hợp nhiễm bệnh không xác định rõ nguyên nhân, dẫn đến chủ quan, đưa đi cấp cứu muộn và tử vong. Ghi nhận đối với hai ca tử vong ở tỉnh Đồng Tháp và Bình Phước trong những tháng đầu năm 2014, cho thấy các trường hợp này trước đó có tiếp xúc và ăn thịt gia cầm không rõ nguồn gốc, hoặc không biểu hiện các triệu chứng cúm A/H5N1... Ở Thừa Thiên Huế, từ khi dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn tỉnh vào năm 2004 và một số năm sau đó cũng đã có một số trường hợp bị nhiễm dịch. Mặc dù chưa có trường hợp tử vong nhờ chủ động ứng phó và điều trị kịp thời, song dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, đòi hỏi ngành y tế, thú y đặt trong tình thế luôn đề cao cảnh giác.
 
Phòng ngừa lây nhiễm
      Được sự hỗ trợ của dự án VAHIP, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh trang bị khá đầy đủ các thiết bị, phương tiện, nhân lực đảm bảo ứng phó khi dịch cúm gia cầm xảy ra trên địa bàn. Tại các tuyến huyện được đầu tư trang cấp mỗi huyện một máy vi tính, cài đặt hệ thống internet, điện thoại, hệ thống máy fax; hỗ trợ các thiết bị văn phòng và cá nhân phục vụ công tác giám sát dịch bệnh. Cán bộ sử dụng và bảo quản máy vi tính, sử dụng chương trình phần mềm trong giám sát dịch bệnh ở những vùng trọng điểm được đào tạo nâng cao năng lực. Dự án còn hỗ trợ xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống giám sát tại 27 phường, xã, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác giám sát giữa các ban ngành cấp tỉnh.
       Khuyến cáo của ngành y tế, những người chăn nuôi, tiếp xúc và ăn gia cầm, khi có các triệu chứng dịch cúm gia cầm cần đến ngay bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời. Những trường hợp có tiếp xúc với gia cầm bệnh, hay người bị bệnh cần báo với các cơ sở y tế để được giám sát, theo dõi và bố trí nơi ăn, nghỉ riêng. Người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, nhà bếp đảm bảo yêu cầu, quy định của cơ quan y tế và thú y...
        Trên địa bàn tỉnh đã hình thành 23 đội phản ứng nhanh (PUN) về giám sát và ứng phó dịch bệnh, trong đó có 5 đội tuyến tỉnh và 18 đội tuyến huyện, thị xã. Như vậy, hầu hết các tuyến tỉnh, huyện đều có đội PUN. Mỗi đội được biên chế từ 5-6 cán bộ với đầy đủ các thành phần, chức danh theo quy định của Bộ Y tế. Các cán bộ đội PUN luôn được hỗ trợ trong việc cập nhật thông tin về công tác điều tra và xử lý dịch bệnh. Các đội PUN được cấp kinh phí hoạt động, hỗ trợ các phương tiện, thiết bị đảm bảo phục vụ công tác phòng chống dịch. Dự án đầu tư trang cấp 35 xe máy, hàng trăm bộ áo quần chuyên dụng, bộ sơ cấp cứu, bảo hộ cá nhân và hơn 10 bộ máy lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm.
       Hỗ trợ nâng cao chất lượng kỹ thuật, sẵn sàng điều trị bệnh nhân được dự án rất quan tâm, tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn cho trên 200 bác sĩ và điều dưỡng về kiểm soát lây nhiễm, quản lý lâm sàng, người mắc bệnh và hệ thống hô hấp trong điều trị cúm; đào tạo ngắn hạn khoảng 1.500 cán bộ các tuyến huyện, xã, phường, thôn bản tham gia phòng chống dịch cúm gia cầm ở người. Nhiều cán bộ phụ trách công tác điều trị bệnh được cử đi tham quan, học tập về hỗ trợ hô hấp, kiểm soát lây nhiễm tại các nước Singapore, Hongkong. 2 khu điều trị cách ly bệnh nhân tại khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Phong Điền và thành phố Huế được nâng cấp theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Dự án còn hỗ trợ 3 xe vận chuyển cấp cứu, nhiều trang thiết bị phục vụ hồi sức cấp cứu và xét nghiệm cho 11 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện...
 
Theo thông tin TT- Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 320.067
Truy cập hiện tại 254