|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành UBND huyện, thị xã UBND phường, xã
| | |
|
An toàn là bạn Ngày cập nhật 18/04/2014 TTH) - Liên tục những vụ tai nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trong thời gian qua, khiến dư luận không khỏi giật mình. Riêng ngày 11/4, xảy ra 2 vụ TNLĐ nghiêm trọng tại Thừa Thiên Huế và Bà Rịa -Vũng Tàu, làm gần 20 người chết và bị thương. Một vụ TNLĐ xảy ra tại Công ty CP Vinh Phát (nằm trong KCN Phú Bài), khi các công nhân thực hiện công việc vệ sinh bảo dưỡng hồ chứa bột định kỳ. Khi xuống hồ chứa, do không đeo bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc công nhân bị ngạt khí mê tan; hậu quả làm 2 người chết, 4 người bị thương. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, vụ TNLĐ xảy ra tại Nhà máy thép Pomina 3, do công nhân chậm đậy nắp lò trong quá trình vận hành từ lò tinh luyện sang lò rót thép vào khuôn, tạo phản ứng nhiệt gây nổ; hậu quả làm 13 công nhân bị bỏng nặng.
Theo thống kê, mỗi năm cả nước xảy ra khoảng 40 nghìn vụ TNLĐ; riêng địa bàn Thừa Thiên Huế trong năm 2013 đã xảy ra hơn 50 vụ TNLĐ, để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội. Phần lớn, các vụ TNLĐ xảy ra đều do sự chủ quan bất cẩn của người lao động và người sử dụng lao động. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân, người lao động tự do. Họ lao động bằng thói quen, kinh nghiệm là chính và hầu như không có một thứ bảo hộ lao động nào. Làm nghề xây dựng đã lâu năm, với bao nhiêu công trình nhà ở được xây dựng nhưng anh Trần Văn Đức một người quen của tôi cũng bị gãy chân năm trước, do đạp phải đà gỗ mộc khi đang lắp sàn giáo chuẩn bị đổ bê tông; làm anh bị rơi từ trên cao xuống. Phần lớn các người bị TNLĐ là trụ cột chính của gia đình, nên khi họ bị TN, kinh tế gia đình rất khó khăn.
Ngoài bị TN trực tiếp, nhiều người còn mang bệnh nghề nghiệp như yếu mắt, điếc tai và nhiều căn bệnh khác... do không có bảo hộ lao động, bị ánh chóe hàn điện, tiếng ồn quá lớn hoặc khí độc, bụi bẩn thâm nhiễm tích tụ vào trong cơ thể. Trong những năm qua, các cấp công đoàn đã có nhiều giải pháp tích cực để nâng cao nhận thức cho người lao động và người sử dụng lao động trong việc đảm bảo ATLĐ. Nhiều mô hình hay, nhiều hành động cụ thể thiết thực được triển khai áp dụng ở nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đã góp phần nâng cao ý thức đảm bảo ATLĐ trong đội ngũ kỹ sư, công nhân và người sử dụng lao động ở một số nơi. Tuy nhiên, do phạm vi quá rộng, nên ngành chức năng chưa thể quán xuyến hết; nên nhiều nơi, nhiều lúc, đã xảy ra sự chủ quan, cẩu thả trong lao động, gây hậu quả nghiêm trọng.
Để môi trường lao động được an toàn, ngoài sự vào cuộc của các cấp công đoàn cần có sự cộng tác tích cực của người sử dụng lao động. Các doanh nghiệp, người sử dụng lao động phải trang cấp đủ thiết bị bảo hộ lao động và tạo môi trường lao động thật an toàn cho người lao động. Chính quyền các địa phương cũng cần tăng cường giám sát các cơ sở lao động tư nhân, để đảm bảo an toàn lao động cho người lao động tự do. Hơn ai hết, người lao động phải tự biết bảo vệ mình, tự trang bị cho mình những bảo hộ cần thiết, cẩn trọng trong các công việc mà mình đảm nhận; đồng thời, sẵn sàng từ chối những công việc nguy hiểm, đừng vì miếng cơm manh áo mà bất chấp nguy hiểm đến tính mạng, với phương châm “An toàn là bạn, tai nạn là thù!”
Theo TTĐT- Huế Các tin khác
|
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 320.067 Truy cập hiện tại 14
|
|