MỘT VÀI HIỂU BIẾT VỀ BỆNH:
Nguyên nhân và cách gây bệnh:
Bệnh do virus Ebola gây nên được phát hiện tập trung ở 4 nước Tây Phi: Ghinea, Nigeria, Siera Leone, Liberia và hiện nay đang có xu hướng lan rộng nếu không có các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu
Cách lây truyền:
Do tiếp xúc với con vật có virus Ebola, tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất dịch cơ hoặc dịch tiết (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch,…). Từ đó các đối tượng có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người nhà hoặc những người tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh, người tiếp xúc trực tiếp với thi thể nạn nhân.
Triêu chứng:
Thời gian ủ bệnh khoảng từ 02-21 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn lây nhiễm cho đến khi có những dấu hiệu bệnh đầu tiên. Đây cũng là thời kì dễ lây bệnh sang người khác. Trong thời gian ủ bệnh ít có khả năng lây lan.
Các triệu chứng thường gặp: sốt cao đột ngọt, đau cơ, nhức đầu, viêm họng là những dấu hiện đầu tiên. Tiếp theo là nôn mửa, tiêu chảy, phát ban dạng xuất huyết ngoài da, dễ nhầm với sốt xuất huyết. Có thể gây chảy máu mắt, tai, mũi, miệng, trực tràng, dạ dày,…
Nếu có các biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân kịp thời đến các cơ sở y tế, nghi ngờ mắt bệnh virus Ebola phải cách ly ngay để xử lý.
Cách phòng bệnh:
Thực hiên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi đại tiện, giữ gìn vệ sinh môi trường sống hàng ngày.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật mắc bệnh
Không cầm nắm các vật dụng có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh.
Hạn chế đi du lịch, quản lý chặt chẽ khai báo y tế nghiêm ngặt ở các cửa khẩu phải có kiểm tra thân nhiệt.
Việt Nam chủ động đối phó với dịch bệnh:
Ngày 06-8-2014, Bộ trưởng Bộ y tế Việt Nam đã ký quyết định hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh virus Ebola. Qua đó 3 tình huống có thể xảy ra đối với chúng ta:
1- Tình huống 1: Chưa ghi nhận có ca bệnh Ebola nào xảy ra tại Việt Nam. Trong tình huống này cần giám sát tại các của khẩu. Sử dụng máy đo thân nhiệt, quan sát thể trạng các khách đến hoặc trở về từ vùng dịch. Nếu nghi ngờ thì kịp thời cách ly. Giám sát, điều tra chặt chẽ tình hình sức khỏe các trường hợp mới trở về từ vùng dịch trong 21 ngày.
2- Tình huống 2: Là xuất hiện ca bệnh xâm nhập vào nước ta. Yêu cầu đối với tình huống này là cách ly ca bệnh và xử lý triệt để ổ dịch, điều tra lấy mẫu xét nghiệm. Giám sát, theo dõi tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp mắc bệnh trong 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với nguồn lây
3- Tình huống 3: Là tình trạng dịch lây lan trong cộng đồng. Tình huống này yêu cầu phát hiện sớm các ca mắc, xử lý ổ dịch hạn chế tối đa khả năng dịch lan rộng trong cộng đồng Đối với các địa phương chưa ghi nhận trường hợp bệnh thì giám sát, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp ca bệnh nghi ngờ. Ở các ổ dịch đã xác định thì giám sát, điều tra dịch tễ, lẫy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp phát hiện bệnh.
Cùng với các tình huống trên, Bộ Y tế cũng đã có phương án chuẩn bị cho kiểm dịch biên giới, cơ số thuốc, giường bệnh,… và đang tiến hành lập phác đồ chẩn đoán, điều trị Ebola. Thấy rõ dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp thông qua các lớp tập huấn chuyên môn, hội nghị chuyên đề.
Một số điểm cần lưu ý:
1- Công tác tuyên truyền hiểu biết về bệnh Ebola và cách phòng ngừa trong cộng đồng là rất quan trọng để mọi người có nhận thức đúng và hành động đúng. Tăng cường thông tin về dịch bệnh cho người dân trên các phương tiện truyền thông.
2- Nguy cơ lây lan Ebola tại Việt Nam thấp do bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp chưa có nguồn xác định, do chúng ta đã có kế hoạch ngay từ đầu chuẩn bị ứng phó dịch khá tốt nên hạn chế được nguy cơ. Nhưng cần cảnh giác cao, không được chủ quan, xem thường, cũng không hoang mang
3- Về xét nghiệm chẩn đoán bệnh: Đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, đối với các quốc gia có hệ thống xét nghiệm theo tiêu chuẩn tương đối cao bao gồm cả Việt Nam, WHO sẽ hỗ trợ về mặt kĩ thuật để tự xét nghiệm, phục vụ chẩn đoán.
|