Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola
Ngày cập nhật 25/08/2014

Ngay sau sau khi Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra thông điệp cảnh báo toàn cầu về nguy cơ bùng phát dịch bệnh do vi rút Ebola, ngày 8/8/2014, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký Quyết định 2968/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do vi rút Ebola gửi các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.

Bệnh do vi rút Ebola là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỷ lệ tử vong cao (có thể lên tới 90%). Bệnh lây truyền qua mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người bị nhiễm bệnh), có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc với máu (từ vết thương ngoài da và niêm mạc..), với nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng của người bị nhiễm vi rút (kim tiêm, quần, áo, chăn, màn...). Các đối tượng nguy cơ bao gồm: thợ săn, người sống trong rừng dễ có điều kiện tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh ốm/chết; người tiếp xúc gần với người bệnh (gia đình, bạn bè, nhân viên y tế, nhân viên lễ tang...). Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-21 ngày với các triệu chứng thường gặp như sốt cấp tính, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn/buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm kết mạc; Dấu hiệu phát ban thường xảy ra ngay trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh, khởi đầu là những ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở các nang lông sau đó trở thành những ban dát sần có ranh giới rõ, cuối cùng mới hợp thành những đám ban lan tỏa. Triệu chứng xuất huyết rõ ràng hơn khi xuất hiện đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng, ho ra máu, đái ra máu, chảy máu âm đạo.

Các ca bệnh nghi ngờ nếu thuộc diện có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng bao gồm những người có tiếp xúc với máu, mô, dịch cơ thể của người đã được xác định hoặc nghi nghờ bị nhiễm vi rút Ebola và những người đang sống hay đi về từ vùng có dịch Ebola lưu hành. Ca bệnh xác định chắc chắn phải có kết quả xét nghiệm kỹ thuật PCR với Ebola dương tính và sau khi đã phân biệt loài trừ với các bệnh như sốt xuất huyết Dengue; bệnh do Streptococcus; nhiễm trung huyết do não mô cầu; nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn; bệnh do Leptospira; sốt rét biến chứng.
Hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, điều trị triệu chứng, cho nên tất cả các ca bệnh nghi nghờ đều phải được quản lý chặt chẽ để được khám tại các bệnh viện và cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán xác định. Hướng dẫn yêu cầu các đơn vị liên quan cần phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt, nhất là khi phát hiện người bị nhiễm vi rút Ebola nhằm khám và cách ly kịp thời. Đặc biệt, tại các cơ sở y tế phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây, đồng thời, thực hiện khai báo thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.

Theo thông tin TT - Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 322.400
Truy cập hiện tại 66