Ca Huế đã có hơn ba thế kỷ hình thành và phát triển trên mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân (Huế hiện nay). Trong cái nôi của vùng văn hóa Huế vốn rất đặc thù, ca Huế trở thành một thú chơi tao nhã của các văn nhân tài tử, là loại hình nghệ thuật diễn xướng đặc sắc. Ở đấy, văn chương, âm nhạc hòa quyện làm một, tạo nên một vẻ đẹp thơ mộng mà tinh tế, dân gian mà bác học...
Loại hình nghệ thuật này đang trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước cả ở thuyền rồng trên sông Hương và trong các thính phòng tại cố đô Huế.
Cùng với ca Huế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn công nhận 25 hệ thống khác là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc ba loại hình: lễ hội truyền thống, nghệ thuật trình diễn dân gian và tập quán xã hội-tín ngưỡng..., gồm:
1/ Lễ hội Đình Vồng (xã Song Vân, huyện Tân Yên, Bắc Giang).
2/ Lễ hội Y Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
3/ Lễ hội đền Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang).
4/ Nghệ thuật Múa khèn của người Mông (Bắc Kạn).
5/ Lễ Cấp sắc của người Tày (Bắc Kạn).
6/ Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng (Đà Nẵng).
7/ Lễ Kin pang then của người Thái trắng (thị xã Mường Lay, Điện Biên).
8/ Tết Nào pê chầu của người Mông đen (xã Mường Đăng, huyện Mường Ẳng, Điện Biên).
9/ Lễ hội đền Hoàng Công Chất (xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, Điện Biên).
10/ Lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui (Gia Lai).
11/ Lễ hội Quỹa Hiéng (Lễ hội qua năm) của người Dao đỏ (xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang).
12/ Nghi lễ Then của người Tày (Hà Giang).
13/ Lễ hội đình Trịnh Xuyên (xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, Hải Dương).
14/ Lễ hội Chùa Hào Xá (xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, Hải Dương).
15/ Lễ hội đền Kỳ Cùng-đền Tả Phủ (Lạng Sơn).
16/ Lễ hội Bủng kham (xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, Lạng Sơn).
17/ Lễ hội Ná nhèm (xã Trấn Yên, huyện Băc Sơn, Lạng Sơn).
18/ Nghệ thuật Xòe Thái (Lai Châu).
19/ Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò-Nghĩa Lộ (ihị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái).
20/ Nghệ thuật Xòe Thái (Sơn La).
21/ Lễ Hết chá của người Thái (xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, Sơn La).
22/ Hát nhà tơ (hát cửa đình) (Quảng Ninh).
23/ Rối cạn của người Tày ở Thẩm Rộc và Ru Nghệ (xã Bình Yên, xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, Thái Nguyên).
24/ Hát Sọong cô của người Sán Dìu (xã Sơn Nam, xã Thiện Kế, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang).
25/ Kéo co truyền thống (Tuyên Quang).