Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Xây dựng văn hoá an toàn lao động
Ngày cập nhật 11/03/2014

 TTH) - An toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ - PCCN) luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Năm 1999, lần đầu tiên nước ta chính thức phát động Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ - PCCN và được duy trì đều đặn hàng năm. Năm 2014, Thừa Thiên Huế được Ban chỉ đạo Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN Trung ương chọn là địa phương tổ chức Lễ phát động Tuần lễ điểm, Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN lần thứ 16 với chủ đề chính: “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”.

             Tai nạn lao động (TNLĐ), cháy nổ là nỗi ám ảnh của cả người lao động lẫn người sử dụng lao động. Khi xảy ra TNLĐ, cháy nổ, người sử dụng lao động chỉ tốn chi phí hỗ trợ, đền bù cho người lao động, mất nhiều thời gian, công sức để khắc phục hậu quả, mà còn ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Có doanh nghiệp chỉ sau một trận hoả hoạn đứng trước nguy cơ phá sản; lãnh đạo doanh nghiệp vướng vào vòng lao lý. Với người lao động, tai nạn xảy ra không chỉ đe doạ đến sức khoẻ, sinh mạng của chính họ, mà còn để lại gánh nặng lâu dài cho gia đình và xã hội. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6.695 vụ TNLĐ làm 6.887 người bị nạn; trong đó 627 người bị chết. Tại Thừa Thiên Huế, trong những năm gần đây công tác ATVSLĐ – PCCN có bước chuyển đáng kể, các doanh nghiệp quan hơn về công tác bảo hộ lao động, PCCN; số vụ và mức độ thiệt hại đều giảm. Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH, năm 2013 trên địa bàn tỉnh xảy ra 51 vụ TNLĐ (giảm 1 vụ so với năm 2012), không có tai nạn chết người; chi phí do TNLĐ 252 triệu đồng (giảm 177 triệu đồng so với năm 2012).

             Theo phân tích từ các biên bản điều tra tai nạn lao động của Bộ LĐTB&XH, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn; trong đó, nguyên nhân do người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ các quy định an toàn chiếm 59%; do người lao động chiếm 26%; còn lại 15% do các nguyên nhân khác. Quá trình đi thực tế ở các doanh nghiệp, công trường xây dựng đôi lần tôi gặp tình huống, khi phóng viên quay phim, chụp ảnh, người hướng dẫn đề nghị đợi để yêu cầu người lao động mang bảo hộ lao động. Điều này cho thấy, cả người sử dụng lao động lẫn người lao động chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo hộ, an toàn lao động; phương tiện bảo hộ chưa thật sự phù hợp. Qua tìm hiểu, dù được trang bị bảo hộ, nhưng một số lao động vẫn không sử dụng vì thấy vướng víu và không thấy ai nhắc nhở, xử lý nên chẳng thực hiện. Với một số doanh nghiệp, do nhận thức không đầy đủ nên chưa đầu tư đầy đủ thiết bị phòng cháy, chữa cháy và trang cấp bảo hộ cho người lao động theo quy định, không có đội ngũ an toàn vệ sinh viên tại cơ sở; thậm chí coi đó là gánh nặng và chỉ thực hiện khi có cấp trên về kiểm tra.
           “Suy nghĩ và hành động vì mục tiêu không tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc” là thông điệp của Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ – PCCN năm 2014. Để đạt mục tiêu trên, việc xây dựng và thực hiện các quy định về an toàn lao động phải trở thành văn hoá của doanh nghiệp. Với người sử dụng lao động, trang bị và thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn lao động vừa là trách nhiệm, vừa vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Với người lao động, đây là quyền lợi thiết thân, có quyền từ chối làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn; đồng thời phải có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định về an toàn lao động, sử dụng các trang thiết bị bảo hộ được trang cấp khi làm việc.
 
Theo thông tin TT- Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 320.067
Truy cập hiện tại 15