Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Quốc hội thông qua hai Nghị quyết quan trọng
Ngày cập nhật 12/06/2014

Ngày cập nhật: 10/06/2014

Quốc hội thảo luận và cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 9/6, Quốc hội làm việc tại hội trường, biểu quyết thông qua các Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2012, Nghị quyết về phương án đảm bảo cân đối ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm 2013. Quốc hội cũng nghe Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự, nghe và thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015.

 

 

Trong buổi làm việc, đã có 12 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: Dự kiến nội dung chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội trong năm 2015; Lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề để đưa vào chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2015; Các giải pháp để đảm bảo hoàn thành chương trình đề ra đạt chất lượng, hiệu quả và hiệu lực cao…

Về số lượng chuyên đề giám sát, cơ bản các đại biểu cũng đã nhất trí Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát 2 chuyên đề tại phiên họp, Hội đồng dân tộc giám sát 1 - 2 chuyên đề, Ủy ban giám sát 1 chuyên đề. Các Ủy ban có nhiệm vụ giám sát chuyên đề Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể không giám sát ở Ủy ban mình, nhưng cũng có ý kiến cho rằng Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban có thể giám sát từ một đến hai chuyên đề, tăng cường báo cáo giải trình tại Ủy ban. Có ý kiến đề nghị giám sát chuyên đề của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban nên bố trí, sắp xếp để báo cáo, thảo luận tại hội trường.

Về chuyên đề giám sát của Quốc hội, các ý kiến góp ý tập trung chọn 2 chuyên đề thứ nhất và thứ ba, các đại biểu cũng phân tích bổ sung làm rõ thêm tính cấp thiết của hai chuyên đề này. Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban giám sát vấn đề triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tập trung vào những luật, pháp lệnh, nghị quyết quy định chậm hướng dẫn thi hành; giám sát chuyên đề quản lý thị trường; giám sát chuyên đề về Luật Tố tụng hành chính; giám sát chuyên đề kinh tế quốc phòng; giám sát chuyên đề thông tin và cải cách hành chính, giám sát qua phê chuẩn ngân sách nhà nước v.v... Ngoài giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội còn những nội dung các đại biểu góp ý, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ thống nhất với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban chọn những nội dung gắn với trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban để giám sát. Về tiêu chí, các đại biểu nhất trí bổ sung ý nghĩa đáp ứng tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời điểm.

Các ý kiến đồng tình với Tờ trình về việc đưa nội dung Quốc hội xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015 vào chương trình giám sát của Quốc hội tại kỳ họp thứ 10. Về tổ chức thực hiện bảo đảm chương trình đạt chất lượng và hiệu quả, các ý kiến đề nghị tiếp tục tăng cường công tác thông tin, việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức thực hiện giám sát và cơ quan chịu giám sát, tiếp tục đổi mới phương thức làm việc, cách tổ chức đoàn giám sát, trách nhiệm kỷ luật của từng thành viên tham gia đoàn giám sát và nên đi sâu, cụ thể các tình huống, vụ việc cụ thể xảy ra để giám sát sâu hơn.

Trên cơ sở các tiêu chí để lựa chọn nội dung giám sát, đa số các ý kiến tập trung về hai nội dung giám sát chuyên đề là tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004 - 2014.
 

Cơ bản nhất trí với dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2015 của Quốc hội, đại biểu Bùi Mạnh Hùng (đoàn Bình Phước) bổ sung việc lựa chọn nội dung giám sát chuyên đề, ngoài 5 tiêu chí mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị cần xem xét đến tính thiết thực, hiệu quả giám sát để tránh tình trạng kiến nghị sau giám sát còn chung chung. Đại biểu Bùi Mạnh Hùng đề nghị trong 3 chuyên đề chọn chuyên đề thứ nhất và thứ ba. Chuyên đề thứ nhất là giám sát về tình hình oan sai trong các hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho những người bị oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

Đại biểu Bùi Mạnh Hùng đề nghị đồng thời với việc giám sát thực hiện Luật Tố tụng hình sự cần giám sát hoạt động tố tụng hành chính, vì đây là vấn đề cần quan tâm, cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao Luật Tố tụng hành chính không đi vào được cuộc sống, vì sao nhân dân chưa yên tâm, chưa tin trong việc đưa ra Tòa hành chính xem xét, phán quyết các quyết định hành chính được cho là không đúng luật, phải tìm cho được những giải pháp để tháo gỡ, góp phần nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính hiện nay, đồng thời cũng góp phần để xây dựng một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Đồng tình với quan điểm của đại biểu Bùi Mạnh Hùng, theo đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) đề nghị bổ sung nội dung giám sát thực hiện chính sách, pháp luật trong việc tổ chức quản lý thị trường hay tổ chức hệ thống thương mại, bao gồm cả thị trường nội địa xuất nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì trong thời gian qua, vấn đề quản lý thị trường xuất nhập khẩu, đặc biệt là cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam bao gồm nông dân, ngư dân...và người tiêu dùng ở các thành thị có rất nhiều vấn đề. Người dân mua phân bón, giống, thuốc trừ sâu, thuốc tân dược giả, hàng kém, hàng quá hạn với giá không đúng với chất lượng. Đặc biệt khi thu mua hàng do người nông dân sản xuất thì nông dân bị ép giá, ăn chặn, làm cho nông dân làm ăn không có lãi, thậm chí thua lỗ nặng nên có hiện tượng lâm dân bỏ rừng, nông dân bỏ ruộng, ngư dân bỏ đầm, lang thang đi kiếm sống khắp nơi. Đại biểu Bùi Thị An cho rằng nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn nội dung này để giám sát sẽ rất hữu hiệu và trực tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế, tăng trưởng bền vững, đặc biệt đối với 70% dân số là nông dân bao gồm nông dân, lâm dân và ngư dân sẽ giàu lên.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) chọn chuyên đề 1 và chuyên đề 3 với lý do như sau: Về chuyên đề thứ nhất, tình hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Đây là một chuyên đề thực sự bức xúc trong hoạt động tố tụng hình sự, năm 2013 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 388 và năm 2009 Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước đối với những trường hợp oan sai trong quá trình hoạt động tố tụng.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá cho rằng, người ngồi đằng sau song sắt bị oan sai trước khi được bồi thường thì có ít nhất là 5 cái mất: mất về vật chất, mất về tinh thần, mất về sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà, nát cửa. Trong quá trình đi tìm chân lý để xóa tan đi những mất ấy thì người bị oan sai phải trải qua 3 giai đoạn đi tìm 3 cái công. Đó là đi tìm làm sao gặp được những người công tâm để làm rõ, làm đúng, làm ngay thì mới mong tìm thấy được công thứ hai, đó là công lý. Trong khi công lý được làm sáng tỏ, minh bạch bằng một quyết định hay một bản án nào đó thì phải tiếp tục đi tìm công thứ ba, đó là công bằng để được bồi thường, được xin lỗi đúng nghĩa và đúng luật là một quá trình gian nan và mòn mỏi đợi chờ và để đi tìm cái công bằng mà mình đã bị tước đoạt. Trải qua trong 3 giai đoạn đi tìm 3 cái công đó thì quả thật là một gian nan không dễ chút nào, vì muốn đáp lại danh dự một người oan sai ở trường hợp này cũng đồng nghĩa là hạ thấp danh dự của mình mà trên đời này cũng ít ai muốn sự thua thiệt thuộc về mình, dẫu biết rằng sự thua thiệt ấy thuộc về chân lý. Với lý do nêu trên, đại biểu Nguyễn Thị Khá chọn chuyên đề 1 để Quốc hội giám sát trong năm 2015, để Hiến pháp năm 2013 sớm đi vào cuộc sống, bảo đảm quyền con người và quyền công dân...

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) tán thành với quan điểm và 5 tiêu chí lựa chọn nội dung giám sát của Quốc hội năm 2015 là những vấn đề bức xúc nổi lên, được đại biểu Quốc hội và cử tri và nhân dân quan tâm, không trùng với các chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian gần đây, gắn với công tác xây dựng pháp luật và những vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng, liên quan đến năm 2015, v.v... Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh tán thành với dự kiến chuyên đề Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn giám sát là việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 và 2014. Đây là nội dung giám sát cần thiết để góp phần tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực này, chấn chỉnh thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này và đang bức xúc ở nhiều địa phương.

Bên cạnh đó, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị Quốc hội quan tâm bổ sung nội dung giám sát, thực hiện pháp luật về công nghệ thông tin và giao dịch điện tử trong cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan, tổ chức và công dân. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, cải cách thủ tục hành chính đang là đỏi hỏi rất bức thiết của nền hành chính quốc gia. Các Báo cáo thống kê cho thấy hơn 30% doanh nghiệp không thấy bất kỳ một thay đổi đáng kể nào trong cải cách hành chính hiện nay. Đại biểu Khánh cho rằng, có nguyên nhân từ sự thiếu phối hợp đồng bộ, thiếu kết nối thông tin giữa các bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước. Trong khi đó Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã được thông qua dường như chưa được tất cả các bộ, ngành, địa phương quan tâm triển khai và thực hiện trong hoạt động quản lý nhà nước. Để sớm khắc phục vấn đề này, đại biểu đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm giám sát thực hiện pháp luật về công nghệ thông tin và giao dịch điện tử trong cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Việc triển khai giám sát hoạt động này vừa đáp ứng đầy đủ 5 tiêu chí Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đề ra, vừa giúp cho Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan nhà nước chủ động phối hợp với nhau khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đỡ tốn kém nguồn lực quốc gia.

Ngày mai, 10/6, buổi sáng, Quốc hội họp riêng tại các tổ đại biểu Quốc hội; buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII và bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên họp sẽ được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tường thuật trực tiếp để cử tri và đồng bào cả nước cùng theo dõi./.

                                                                                                                                                                                                               ĐCSVN

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 322.400
Truy cập hiện tại 1.387