Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Tình hình Hoàng Sa và các từ ngữ về biển cần biết
Ngày cập nhật 17/06/2014

Từ đầu tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 ở vùng quần đảo Hoàng Sa ở Việt Nam, vi phạm lãnh hải, chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước ta.

Dư luận trong nước cực lực lên án, phản đối hành động xâm lấn của Trung Quốc và yêu cầu phía trung Quốc phải rút giàn khoan đi nơi khác không điều kiện. Dư luận Quốc Tế cũng đã lên tiếng mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam, phản đối Trung Quốc vi phạm công ước Quốc Tế về Luật Biển (Unclos) năm 1982 và tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (D.O.C) năm 2002.
Tuy vậy tình hình diễn biến trên khu vực biển Đong vẫn hết sức phức tạp, khó lường. Trung Quốc vẫn tiếp tục đưa nhiều tàu quân sự, máy bay, tàu cá,… bao vây tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư, đâm va vào nhiều tàu cá, tàu làm nhiệm vụ chấp pháp của Việt Nam gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đã dẫn đến ngư dân Việt Nam chìm tàu cá và chết người, thuyền viên trôi dạt trên biển thuộc ngư trường nước ta. Lực lượng chấp pháp Việt Nam vẩn bình tĩnh, kiên trì bám sát giàn khoan đặt trái phép của Trung Quốc để tuyên truyền vận động họ phải rút giàn khoan ra khỏi vùng lãnh hải Việt Nam.
Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn mọt số từ ngữ liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo quê hương, khẳng định chủ quyền của chúng ta đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thì chúng ta cần biết 1 số khái niệm. Các bộ phận của vùng biển nước ta bao gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Các từ ngữ được hiểu như sau:
- Vùng nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
- Vùng lãnh hải là cùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, với chiều rộng 12 hải lý (1 hải lí = 1.852m)
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển tính từ ranh giới vùng lãnh hải rộng 12 hải lý.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải tạo thành 1 vùng biển rộng 200 hải lí tình từ đường cơ sở. Ở vùng này Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế,
- Vùng thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuốc phần lục địa kéo dài có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa.
Biển nước ta là vùng biển rất đa dạng và phong phú về tài nguyên khoáng sản và hải sản, đặc biệt nhiều loại có trữ lượng lớn như: dầu mỏ, khí đốt, titan, cát, muối, trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, mực, nhuyễn thể, hải sâm… có giá trị kinh tế cao như các ngừ, cá thu, cá chình, tôm hùm…
Thông tin điện tử TT - Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 320.067
Truy cập hiện tại 990