|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, ban, ngành UBND huyện, thị xã UBND phường, xã
| | |
Gia đình là môi trường tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống.( Kỷ niệm ngày gia đình Việt Nam 28/6/2014) Ngày cập nhật 25/06/2014
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ghi: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” …. Gia đình chính là nơi bắt đầu của một đời người và là nơi giáo dục, hình thành nhân cách cho con người cũng như các giá trị đạo đức tốt đẹp và lối sống tích cực: học ăn, học nói, học gói, học mở; dạy con từ thuở còn thơ; …
Tại gia đình trước hết cần xử lý tốt các mối quan hệ:
Quan hệ giữa vợ - chồng: Trong gia đình hiện đại, quan hệ vợ chồng được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Quan hệ giữa cha mẹ - con cái: Quan hệ này bao gồm sự ứng xử của cha mẹ với con cái và sự ứng xử của con cái đối với cha mẹ, mối quan hệ này dựa trên sự liên hệ huyết thống gắn bó chặt chẽ về sinh (sinh đẻ) và dưỡng (nuôi dạy). Thể hiện trên tinh thần thương yêu, sự hy sinh của cha mẹ vì con cái và sự kính trọng, biết ơn và hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ.
Quan hệ giữa ông bà - các cháu: Là mối quan hệ có tính chất tiếp nối về huyết thống - trên kính, dưới nhường. Ông bà, cha mẹ, người lớn gương mẫu để con, cháu, trẻ em noi theo.
Quan hệ giữa anh – chị - em trong gia đình: Quan tâm thực hiện “Chị ngã em nâng”, “Anh em như thể tay chân”.
Cần quan tâm tuyên truyền, giáo dục cụ thể về văn hóa ấm thực: Ăn uống vừa là nhu cầu bản năng để duy trì sự sống thể hiện qua các món ăn, thức uống, cấu trúc bữa ăn, cách thức chế biến, thế ứng xử trong ăn uống, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong các khâu chế biến, tiêu thụ. Về văn hóa phục sức bao gồm cách thức trang phục, trang sức, trang điểm, gia đình định hướng cách ăn mặc cho con cháu phù hợp với sự biến đổi của xã hội, mang màu sắc trang phục văn hóa dân tộc của người Việt Nam; văn hóa nơi cư trú: làm thế nào đời sống vật chất, trang trí nội thất trong gia đình bày biện cho thoáng mát, trang nhã đồng thời quan tâm đời sống tinh thần tạo thành một mái ấm thật sự: người cha là trụ cột, người mẹ là mái ấm, con cháu là điểm tựa và ông, bà là mái che tinh thần cùng quây quần sống đầm ấm, nương tựa, chăm sóc, thương yêu sẽ là pháo đài vững chắc phòng, chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và gây chất men phấn khởi, kích thích cho các thành viên hoàn thành các nhiệm vụ, trọng trách ngoài xã hội.
Những hoạt động nêu trên: vừa nêu gương, vừa hướng dẫn thực hiện cùng song hành với các môi trường khác, như: trường học, nơi làm việc, cộng đồng, xã hội nhằm góp phần xây dựng gia đình Việt Nam thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội và mang ý nghĩa sâu sắc xây dựng “người tốt, việc tốt” gắn với phong trào thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nguyễn Tuấn Khanh Các tin khác
|
|
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 320.067 Truy cập hiện tại 978
|
|