Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Việt Nam xác nhận tư cách pháp lý của Tòa Trọng tài Thường trực
Ngày cập nhật 30/06/2014

(Chinhphu.vn) - Sáng 23/6, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, thay mặt Chính phủ Việt Nam, và Tổng Thư ký Tòa Trọng tài thường trực (PCA) Hugo Hans Siblesz đã ký Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và PCA

Quang cảnh Lễ ký kết. Ảnh: VGP/Hải Minh

Theo đó, Việt Nam chính thức xác nhận tư cách pháp lý của PCA tại Việt Nam; cho phép PCA tiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và cung cấp các hỗ trợ thích hợp cho các tổ chức liên chính phủ và các thực thể khác… tại nước ta.

Đồng thời, hai văn kiện trên là cơ sở để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn về các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành.

Phát biểu tại Lễ ký, Tổng Thư ký PCA cho rằng việc ký kết hai văn kiện trên sẽ giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn với các thủ tục trọng tài, tăng cường tính thượng tôn pháp luật, góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực.

PAC là tổ chức liên chính phủ với 115 quốc gia thành viên, được thành lập theo Công ước Lahay năm 1899 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Việt Nam tham gia Công ước này từ ngày 29/12/2011.

* Theo thạc sĩ Mạc Thị Hoài Hương (Khoa Pháp luật quốc tế thuộc Đại học Luật Hà Nội), PCA có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế liên chính phủ và các thực thể tư nhân cũng có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp tại PCA.

Ban Thư ký của PCA, đứng đầu là Tổng Thư ký, cung cấp các dịch vụ đăng ký và hỗ trợ hành chính và pháp lý cho các hoạt động của PCA và các quốc gia thành viên.

Ban Trọng tài của PCA gồm các trọng tài viên được chỉ định bởi các quốc gia thành viên của Công ước (hiện có khoảng 300 trọng tài viên). Khi có tranh chấp phát sinh, mỗi bên tranh chấp có quyển chỉ định số lượng trọng tài viên bằng nhau tham gia Hội đồng Trọng tài. Phán quyết của Hội đồng Trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số, có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên.

Cổng thông tin Chính Phủ
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 322.400
Truy cập hiện tại 549