Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
TIN TỔNG HỢP Gia đình - nơi bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống
Ngày cập nhật 01/07/2014

Ngày nay, với sự phát triển và hội nhập, truyền thống gia đình Việt Nam được nâng lên một tầm cao mới với sự quan tâm yêu thương sâu sắc. Và ngày gia đình Việt Nam 28/06 là dịp mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội hướng về gia đình, các cặp vợ chồng thấu hiểu giá trị mái ấm và cùng nhau xây dựng hạnh phúc.

Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Gia đình Việt Nam xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến cho đến nay. Nhằm đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các cấp ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng các gia đình để góp phần từng bước ổn định, no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc; ngày 4/5/2001 Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 72 chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam.
Ngày nay, việc thiết lập các mối quan hệ trong văn hoá gia đình cùng với các chức năng: sinh sản, nuôi dưỡng giáo dục con cái; thoả mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình và kinh tế; đồng thời quan tâm giáo dục văn hoá trong các hoạt động sống của gia đình. Từ văn hoá ẩm thực; giao tiếp ứng xử, văn hoá trang phục đến sắp xếp nhà ở, các tiện nghi gia đình, thưởng thức văn hoá nghệ thuật vui chơi, giải trí được lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” sẽ góp phần duy trì và phát triển văn hoá các nhóm cộng đồng xã hội dòng họ, làng xã, dân tộc, giai cấp.
Trải qua chặng đường gần 15 năm thành lập Ngày Gia đình VN, lĩnh vực gia đình đã từng bước được nhân rộng và nâng lên về chất. Nhiều phong trào đã từng bước được đẩy mạnh như:phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình; phát triển dịch vụ cộng đồng; xã hội hoá công tác gia đình; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình, trẻ em; đồng thời phối hợp tuyên tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, đưa kiến thức gia đình vào trường học... Là cơ sở bước đầu để xác lập vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình hiện nay với việc thiết lập các thiết chế văn hoá gia đình, xây dựng củng cố gia đình văn hoá được khép chặt dần: văn hoá cá nhân, văn hoá gia đình và văn hoá xã hội quan hệ khắng khít như “kiềng ba chân”, góp phần thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ngày nay, lĩnh vực Gia đình và văn hóa gia đình đang đứng trước những thách thức của tiến trình hội nhập.Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động.
Có thể nói, gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Để góp phần từng bước ổn định, củng cố xây dựng gia đình Việt theo tiêu chí: ít con, no ấm, tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc; cần tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với công tác gia đình. Đồng thời, cần kiện toàn, đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở các cấp đủ mạnh để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Tăng cường việc kiểm tra việc thi hành chính sách, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực gia đình. Đổi mới nội dung đa dạng hóa các hình thức truyền thông về gia đình, phòng chống bạo lực. Nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những hiện tượng không đúng trong xây dựng gia đình. Cần chú ý tuyên truyền cho các thành viên trong gia đình về chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến gia đình để củng cố và hoàn thiện kỹ năng sống, kỹ năng làm cha, làm mẹ, kỹ năng dạy bảo và chăm sóc trẻ em… Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau, trách nhiệm của nam giới đối với công việc gia đình, bảo đảm tôn trọng quyền lợi của phụ nữ trong gia đình, thực hiện nếp sống văn minh và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

 

Thông tin TP-Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 320.067
Truy cập hiện tại 986