Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
CÔNG ĐIỆN Về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và triển khai Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh
Ngày cập nhật 18/09/2024

ỦY BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ HUẾ

                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                             Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:   04   /CĐ-UBND

Huế, ngày   18  tháng 9 năm 2024

 

CÔNG ĐIỆN

Về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có

khả năng mạnh lên thành bão và triển khai Công điện

số 07/CĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh

 

 
 

 

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ điện:

 

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã;

- Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đơn vị trong thành phố;

- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố.

 

Căn cứ Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và triển khai Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Để chủ động ứng phó, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Trưởng các Phòng, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp thành phố, Chủ tịch UBND các phường, xã khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:

1. Thủ trưởng các Phòng, ban, ngành, đơn vị và Chủ tịch UBND các phường, xã theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công điện số 07/CĐ-UBND ngày 17/9/2024. Theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão và tình hình mưa lũ; kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo dẫn đến sự cố công trình, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng của nhân dân, tài sản của nhà nước, nhân dân.

2. UBND các phường, xã:

 - Tổ chức theo dõi, cập nhật thường xuyên, liên tục thông tin diễn biến của mưa bão để chủ động triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai ảnh hưởng đến địa bàn quản lý; rà soát các kịch bản ứng phó thiên tai, kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh đánh bắt, nuôi thủy sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực sườn dốc có nguy cơ xảy ra sạt lở khi mưa lớn, lũ quét, ngập lụt; có phương án gia cố các cây xanh có nguy cơ gãy đổ trên địa bàn; kiểm tra khắc phục tình trạng ngập úng đô thị khi mưa lớn; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện để cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu. Lưu ý phương án sơ tán dân vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở ở vùng núi, vùng gò đồi, đặc biệt tại địa bàn các phường, xã: Hương Thọ, Thủy Bằng, An Tây; sạt lở sông Hương đoạn qua các xã, phường: Hương Thọ, Hương Hồ, Thủy Bằng, Hương Long, Thủy Biều, Vỹ Dạ, Phú Mậu, Phú Thanh, Hương Vinh, Hương Phong; sạt lở bờ biển đoạn qua xã Hải Dương, phường Thuận An. Bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tại các khu vực ngầm tràn.

- Rà soát các đối tượng dễ bị tổn thương: Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo để chủ động sơ tán đến nơi an toàn. Lưu ý địa điểm tránh, trú phải đảm bảo an toàn, có phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, thiết bị y tế, máy phát điện… trong trường hợp mưa, bão dài ngày.

- Hướng dẫn người dân gia cố đảm bảo an toàn cho các lồng, bè trên sông, đầm phá và các ao, hồ nuôi thủy sản ven biển, ven sông, suối. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi gió mạnh, mưa lũ lớn.

- Chỉ đạo, kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn ao nuôi thuỷ sản, lồng bè, khu neo đậu tránh trú bão, các cơ sở chăn nuôi.

- Có phương án vận hành hợp lý các công trình thuỷ lợi, cống qua đê, bảo vệ diện tích lúa và hoa màu; huy động mọi nguồn lực, vật lực để tiêu úng kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lớn.

2. Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, Hải đội 2 Bộ đội Biên phòng, Đồn biên phòng Của khẩu Cảng Thuận An, UBND các phường, xã: Thuận An, Hải Dương:

Chủ động thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới, bão, gió mạnh trên biển. Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

3. Ban Chỉ huy Quân sự thành phố, Công an thành phố:

 Huy động, chỉ đạo rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ các địa phương ứng phó với bão, lũ, sơ tán dân, cứu hộ, cứu nạn.

4. Phòng Văn hóa và Thông tin; Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao; UBND các phường, xã:

Tăng thời lượng phát sóng, đưa tin để người dân nắm được thông tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới, bão, mưa lũ, chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền, biết được kỹ năng ứng phó khi xảy ra thiên tai, nhất là gió mạnh, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt nhằm hạn chế thiệt hại.

 

5. Phòng Kinh tế thành phố:

Khẩn trương đôn đốc các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn công trình đê điều tại các khu vực xung yếu, không để xảy ra sự cố bất ngờ; kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn ao nuôi thủy sản, lồng bè, khu neo đậu tránh trú bão, các cơ sở chăn nuôi nhằm hạn chế thiệt hại do bão lũ.

6. Phòng Quản lý Đô thị thành phố; Trung tâm Quản lý và Khai thác Hạ tầng kỹ thuật; UBND các phường, xã:

Chỉ đạo, đôn đốc các Chủ đầu tư, các nhà thầu đang thi công công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông kiểm tra công tác đảm bảo an toàn máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện; tổ chức neo đậu phương tiện, xà lan tránh va trôi; gia cố, cố định hệ thống cần cẩu đề phòng gió mạnh, sóng lớn bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công nhân, cán bộ nhân viên, người lao động; bố trí biển báo, hướng dẫn đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đi qua khu vực hiện trường thi công, khơi thông dòng chảy phòng tránh ngập úng cục bộ.

7. Lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố và các phường, xã tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó theo địa bàn đã được phân công.

8. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố

Thực hiện chế độ ứng trực để theo dõi, thường xuyên cập nhập tình hình mưa bão; báo cáo UBND thành phố và Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố xem xét, chỉ đạo.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Phòng, ban, ngành, đơn vị cấp thành phố, Chủ tịch UBND các phường, xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- UBND tỉnh;                        (để b/c);

- TVTU, TT HĐND TP;

- CT và các PCT UBND TP;

- Cổng thông tin điện tử thành phố;

- VP: LĐ và các CV;

- Lưu: VT./.

CHỦ TỊCH

 

          

 

 

 

Võ Lê Nhật

 

Tập tin đính kèm:
Nguyễn Tuấn Khanh ( Theo UBND thành phố Huế )
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 313.121
Truy cập hiện tại 535