Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Định hướng công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tháng 1&2/2021
Ngày cập nhật 21/01/2021

          SỞ Y TẾ THỪA THIÊN HUẾ

TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 17/KSBT-TTGDSK

V/v Định hướng công tác truyền thông

giáo dục sức khỏe tháng 1&2/2021

       Thừa Thiên Huế, ngày     tháng    năm 2021

 

 

              Kính gửi:

 

 

 

 

  • Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố;
  • Tổ TTGDSK Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.
       

 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng định hướng truyền thông giáo dục sức khỏe tháng 1&2 năm 2021 như sau:

 

  1. TRUYỀN THÔNG NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH, VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
  1. Công điện số 1838/CĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19
  2. Chỉ thị số 26/CT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế, về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán năm 2021.
  3. Kế hoạch số 3958/KH-SYT ngày 22/12/2020 của Sở Y tế về công tác Tuyên truyền cải cách hành chính ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.

 

       B. TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế để chủ động phòng, chống nguy cơ dịch bệnh xảy ra và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết Tân Sửu 2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị các đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sau:

  1. Phòng chống dịch bệnh Covid-19

Cập nhật và truyền thông kịp thời các nội dung khuyến cáo phòng chống Covid-19 đến mọi người biết và thực hiện

2. Truyền thông Luật phòng chống tác hại thuốc lá, Luật phòng chống tác hại của rượu bia

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu sắp đến là thời điểm nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, do đó nguy cơ người dân sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản cũng như thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng tăng cao. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Do đó, các đơn vị y tế cần tập trung hướng dẫn cho người dân cách chọn lựa thực phẩm an toàn, phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhất là những thực phẩm thường được sử dụng trong dịp Tết như thịt, cá, thủy hải sản, rau củ quả, nước giải khát, bánh kẹo...

Các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm:

- Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng, không mua bán, sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh bàn tay, đồ dùng chế biến thực phẩm, che đậy kỹ, tránh các côn trùng bám vào.

- Sử dụng nước sạch khi chế biến thực phẩm.

- Bảo quản riêng biệt thức ăn chín và sống.

- Nấu kỹ thức ăn để tiêu diệt vi khuẩn, ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

- Bảo quản thực phẩm đã nấu chín cẩn thận, ở nhiệt độ phù hợp.

- Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn

- Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

4. Phòng bệnh tiêu chảy

Phải thực hiện “ăn chín, uống sôi”, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua. Xử lý phân, chất thải đảm bảo vệ sinh chung.

Để phòng chứng khó tiêu đầy bụng, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng các thực phẩm khó tiêu như thức ăn rán quá nhiều dầu mỡ; không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích; nên dùng gừng giã nhỏ hòa với nước ấm uống.

Với trẻ em, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Các bà mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ. Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi. Nếu gia đình có điều kiện, cho trẻ uống vaccin phòng Rotavirus.

5. Phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Do thời tiết diễn biến thất thường, nên tình hình bệnh sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ phát thành dịch có thể xảy ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Vì vậy, cần tuyên truyền đến người dân chủ động diệt muỗi, loăng quăng hàng tuần để chủ động phòng ngừa bệnh. 

Tập trung vào các biện pháp diệt loăng quăng, diệt muỗi: Lật úp các dụng cụ chứa nước, thu dọn vật phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon nước ngọt, vỏ xe, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước, chân chạn, đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ trứng, thả cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước không được súc rửa thường xuyên để cá ăn loăng quăng... Để tránh muỗi đốt và diệt muỗi, ngủ màn ngay cả ban ngày; mặc quần áo dài tay; đốt hương muỗi, sử dụng vợt diệt muỗi; sử dụng kem bôi, thoa để xua muỗi, bình xịt diệt muỗi...  

6. Một số bệnh trong mùa lạnh

Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh người cao tuổi hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Để bảo vệ sức khỏe, khi ra đường, cần mang khẩu trang để tránh khói bụi và giữ ấm phần cổ.

Bệnh cảm cúm là bệnh dễ dàng mắc phải khi trời trở lạnh, tuy không quá nghiêm trọng nếu chữa trị kịp thời nhưng nếu chủ quan bệnh sẽ nặng hơn, gây nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Để phòng tránh, cần giữ ấm cho cơ thể, mặc quần áo đủ ấm, quấn khăn kín cổ. Trẻ nhỏ và người già hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Không nên đi ra ngoài lúc sáng sớm hoặc quá khuya.

Viêm họng mạn tính kéo dài (viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rát. Khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. Người cao tuổi vào mùa lạnh còn hay mắc viêm phế quản, viêm phổi.

Viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi do lạnh, thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng.

Dị ứng thời tiết xuất hiện khi trời chuyển lạnh bất ngờ, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khiến cơ thể phát ban, mẩn ngứa, da khô nứt nẻ. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc giữ ấm cơ thể, chú ý trong việc ăn uống, hạn chế đồ ngọt, rượu bia, những thứ có thể gây dị ứng, cũng nên chăm sóc da kỹ càng, chú ý vệ sinh cơ thể.

Ngoài ra, một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh bệnh rất dễ tái phát, dễ xuất hiện các biến chứng. Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.

 

               C. CÁC ĐỢT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG THÁNG

1.  Chỉ thị 26/CT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán năm 2021. 

 Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong đợt cao điểm từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, đặc biệt trong công tác kiểm soát nhập cảnh.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau:

Thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện, quy trình nhập cảnh, kiểm dịch y tế nhằm phát hiện sớm, xử lý ngay những trường hợp đầu tiên, không để dịch lây lan.

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quán triệt, thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19; nâng cao trách nhiệm và ý thức cá nhân của mỗi cán bộ y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản chống dịch cụ thể; xây dựng kế hoạch phân công lấy mẫu, điều phối xét nghiệm khi có dịch xảy ra trên địa bàn; tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ; tổ chức diễn tập, tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giám sát, xét nghiệm, đội phản ứng nhanh đáp ứng dịch.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý khu cách ly tập trung thực hiện giám sát, theo dõi, xét nghiệm theo đúng các quy định của Bộ Y tế; kiên quyết không để dịch lây lan trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng. Chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến huyện, xã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an chính quy cơ sở thực hiện nghiêm việc theo dõi, giám sát người thực hiện cách ly tại khu cách ly dân sự, cách ly tại nhà, người hết thời gian cách ly tập trung theo đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm người đứng đầu tại các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Phân công cán bộ trực dịch 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết để theo dõi, báo cáo ngay khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ, thực hiện báo cáo dịch bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân, thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Chuẩn bị, dự trữ đầy đủ vật tư, hóa chất, thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu chống dịch khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

2. Ngày thế giới phòng, chống bệnh phong 31/01/2021

     Trong nhiều thế kỷ, bệnh phong bị kỳ thị do khuyết tật của bệnh vì không được chữa trị. Ngày Thế giới phòng, chống bệnh phong giúp tập trung vào các nhu cầu của những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất trên thế giới những người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Nó nhắc cho mọi người biết rằng bệnh phong vẫn còn tồn tại và có thể được chữa khỏi. Ngày này cũng nhằm gây quỹ để giúp những người có bệnh phong có thể được chữa trị và chăm sóc.

     Năm 1953, một nhà từ thiện lớn người Pháp M. Raoul Follereau đã tuyên bố ngày phòng, chống bệnh phong để kêu gọi cả thế giới chú ý đến hoàn cảnh của hàng triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh cổ xưa này. Từ đó, hơn 50 năm qua, vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Giêng, hàng ngàn người trên toàn cầu đã dừng mọi hoạt động lại để tưởng nhớ những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh phong.  

          Bệnh phong không phải là bệnh di truyền; bệnh không lây qua tiếp xúc, sờ chạm, mà lây qua đường hô hấp, do những giọt nhỏ trong không khí, tiết ra từ những người bệnh không được điều trị. Tránh kỳ thị để người bệnh mạnh dạn đi khám, chữa trị sớm, nhằm tránh để lại di chứng, tàn tật, nhờ đó cũng giảm thiểu việc lây lan bệnh trong cộng đồng.

3.Ngày thế giới phòng chống ung thư 4/2/2021

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn cầu. Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới và khoảng 115.000 ca tử vong vì ung thư mỗi năm. Tỷ lệ tử vong do ung thư chuẩn hóa theo độ tuổi ở Việt Nam là 104 (trên 100.000 dân), đứng thứ 57 trên toàn cầu.

Theo các bằng chứng gần đây, có thể ngăn ngừa từ 30% đến 50% số ca tử vong do ung thư bằng cách giảm bớt hoặc tránh các yếu tố nguy cơ chính, bao gồm tránh các sản phẩm thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng.

Nhiệm vụ chính của WHO trong phòng chống ung thư là thúc đẩy các chính sách, kế hoạch và chương trình phòng chống ung thư quốc gia hài hòa với các chiến lược phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe liên quan khác.

            D. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Tuyến y tế cơ sở dựa trên các thông điệp chính để triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp với địa phương như góc GDSK, bản tin địa phương, truyền thông nhóm, truyền thông cá nhân, lồng ghép trong các buổi họp chính quyền địa phương, tổ dân phố...

Tham khảo thêm tài liệu tại các trang web:

- Website của WHO:  http://www.wpro.who.int/

- Website của Bộ Y tế: http://www.moh.gov.vn

- Website của Cục Y tế Dự phòng: http://vncdc.gov.vn.

- Website của viện vệ sinh dịch tể trung ương:  http://nihe.org.vn

- Website của T5G: http://www.t5g.org.vn    

 - Website của Sở Y tế:  http://www. syt.thuathienhue.gov.vn.

 - Website của CDC:   http://www. cdc.thuathienhue.gov.vn.

Đề nghị các đơn vị tham khảo và sử dụng để truyền thông tại cơ sở./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- Sở Y tế (để báo cáo);

- Ban Giám đốc CDC;

- Lưu: VT, TTGDSK.

         GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

       Hoàng Văn Đức

 

 

 

 

 

 

 

  1. TRUYỀN THÔNG NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH, VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
  1. Công điện số 1838/CĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh Covid-19
  2. Chỉ thị số 26/CT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế, về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán năm 2021.
  3. Kế hoạch số 3958/KH-SYT ngày 22/12/2020 của Sở Y tế về công tác Tuyên truyền cải cách hành chính ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021.

 

B. TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế để chủ động phòng, chống nguy cơ dịch bệnh xảy ra và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết Tân Sửu 2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đề nghị các đơn vị chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sau:

  1. Phòng chống dịch bệnh Covid-19

Cập nhật và truyền thông kịp thời các nội dung khuyến cáo phòng chống Covid-19 đến mọi người biết và thực hiện

2. Truyền thông Luật phòng chống tác hại thuốc lá, Luật phòng chống tác hại của rượu bia

3. Vệ sinh an toàn thực phẩm

Dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu sắp đến là thời điểm nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng cao, do đó nguy cơ người dân sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản cũng như thực phẩm không có nguồn gốc rõ ràng tăng cao. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Do đó, các đơn vị y tế cần tập trung hướng dẫn cho người dân cách chọn lựa thực phẩm an toàn, phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhất là những thực phẩm thường được sử dụng trong dịp Tết như thịt, cá, thủy hải sản, rau củ quả, nước giải khát, bánh kẹo...

Các biện pháp phòng, chống ngộ độc thực phẩm:

- Lựa chọn thực phẩm tươi sống, có xuất xứ rõ ràng, không mua bán, sử dụng thực phẩm không biết rõ nguồn gốc, thực phẩm trôi nổi.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh bàn tay, đồ dùng chế biến thực phẩm, che đậy kỹ, tránh các côn trùng bám vào.

- Sử dụng nước sạch khi chế biến thực phẩm.

- Bảo quản riêng biệt thức ăn chín và sống.

- Nấu kỹ thức ăn để tiêu diệt vi khuẩn, ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

- Bảo quản thực phẩm đã nấu chín cẩn thận, ở nhiệt độ phù hợp.

- Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn

- Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.

4. Phòng bệnh tiêu chảy

Phải thực hiện “ăn chín, uống sôi”, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, gián, bụi bặm. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua. Xử lý phân, chất thải đảm bảo vệ sinh chung.

Để phòng chứng khó tiêu đầy bụng, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh dùng các thực phẩm khó tiêu như thức ăn rán quá nhiều dầu mỡ; không lạm dụng rượu, cà phê, thuốc lá, gia vị gây kích thích; nên dùng gừng giã nhỏ hòa với nước ấm uống.

Với trẻ em, giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Các bà mẹ phải rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ. Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi. Nếu gia đình có điều kiện, cho trẻ uống vaccin phòng Rotavirus.

5. Phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Do thời tiết diễn biến thất thường, nên tình hình bệnh sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp, nguy cơ phát thành dịch có thể xảy ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Vì vậy, cần tuyên truyền đến người dân chủ động diệt muỗi, loăng quăng hàng tuần để chủ động phòng ngừa bệnh. 

Tập trung vào các biện pháp diệt loăng quăng, diệt muỗi: Lật úp các dụng cụ chứa nước, thu dọn vật phế thải xung quanh nhà như vỏ chai, lon nước ngọt, vỏ xe, thay nước bình hoa, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước, chân chạn, đậy kín tất cả dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ trứng, thả cá bảy màu vào các dụng cụ chứa nước không được súc rửa thường xuyên để cá ăn loăng quăng... Để tránh muỗi đốt và diệt muỗi, ngủ màn ngay cả ban ngày; mặc quần áo dài tay; đốt hương muỗi, sử dụng vợt diệt muỗi; sử dụng kem bôi, thoa để xua muỗi, bình xịt diệt muỗi...  

6. Một số bệnh trong mùa lạnh

Viêm mũi họng là một bệnh có thể gặp quanh năm nhưng vào mùa lạnh người cao tuổi hay gặp nhất gây nên hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước; đau rát họng gây ho, tức ngực, có khi gây khó thở. Để bảo vệ sức khỏe, khi ra đường, cần mang khẩu trang để tránh khói bụi và giữ ấm phần cổ.

Bệnh cảm cúm là bệnh dễ dàng mắc phải khi trời trở lạnh, tuy không quá nghiêm trọng nếu chữa trị kịp thời nhưng nếu chủ quan bệnh sẽ nặng hơn, gây nguy hiểm thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Để phòng tránh, cần giữ ấm cho cơ thể, mặc quần áo đủ ấm, quấn khăn kín cổ. Trẻ nhỏ và người già hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Không nên đi ra ngoài lúc sáng sớm hoặc quá khuya.

Viêm họng mạn tính kéo dài (viêm họng hạt), hoặc viêm mũi mạn tính rát. Khi thời tiết thay đổi đều có khả năng tái phát trở lại. Người cao tuổi vào mùa lạnh còn hay mắc viêm phế quản, viêm phổi.

Viêm phế quản, viêm phổi cấp tính ở người cao tuổi do lạnh, thân nhiệt thường không tăng cao như người trẻ tuổi nên dễ nhầm là bệnh nhẹ ít được người nhà quan tâm do đó dễ dẫn đến bệnh nặng cho đến khi vào bệnh viện thì bệnh đã rất nặng.

Dị ứng thời tiết xuất hiện khi trời chuyển lạnh bất ngờ, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm khiến cơ thể phát ban, mẩn ngứa, da khô nứt nẻ. Để khắc phục tình trạng này, ngoài việc giữ ấm cơ thể, chú ý trong việc ăn uống, hạn chế đồ ngọt, rượu bia, những thứ có thể gây dị ứng, cũng nên chăm sóc da kỹ càng, chú ý vệ sinh cơ thể.

Ngoài ra, một số người có bệnh mạn tính như hen suyễn, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính thì vào mùa lạnh bệnh rất dễ tái phát, dễ xuất hiện các biến chứng. Một số bệnh mạn tính kéo dài ở người cao tuổi như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh về rối loạn nội tiết cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp vào mùa lạnh ở người cao tuổi.

 

C. CÁC ĐỢT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG THÁNG

1.  Chỉ thị 26/CT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch và đảm bảo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán năm 2021. 

 Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong đợt cao điểm từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, đặc biệt trong công tác kiểm soát nhập cảnh.

Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ sau:

Thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường kiểm tra, giám sát các điều kiện, quy trình nhập cảnh, kiểm dịch y tế nhằm phát hiện sớm, xử lý ngay những trường hợp đầu tiên, không để dịch lây lan.

Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc quán triệt, thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 1699/CĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19; nâng cao trách nhiệm và ý thức cá nhân của mỗi cán bộ y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Xây dựng và triển khai các phương án, kịch bản chống dịch cụ thể; xây dựng kế hoạch phân công lấy mẫu, điều phối xét nghiệm khi có dịch xảy ra trên địa bàn; tiếp tục mở rộng xét nghiệm cho các trường hợp nghi ngờ; tổ chức diễn tập, tập huấn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giám sát, xét nghiệm, đội phản ứng nhanh đáp ứng dịch.

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý khu cách ly tập trung thực hiện giám sát, theo dõi, xét nghiệm theo đúng các quy định của Bộ Y tế; kiên quyết không để dịch lây lan trong các cơ sở cách ly và từ cơ sở cách ly ra ngoài cộng đồng. Chỉ đạo các đơn vị y tế tuyến huyện, xã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an chính quy cơ sở thực hiện nghiêm việc theo dõi, giám sát người thực hiện cách ly tại khu cách ly dân sự, cách ly tại nhà, người hết thời gian cách ly tập trung theo đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là phòng, chống dịch COVID-19; phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý trách nhiệm người đứng đầu tại các đơn vị, cơ sở vi phạm, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Phân công cán bộ trực dịch 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết để theo dõi, báo cáo ngay khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ, thực hiện báo cáo dịch bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân, thông điệp 5K của Bộ Y tế.

Chuẩn bị, dự trữ đầy đủ vật tư, hóa chất, thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu chống dịch khi xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

2. Ngày thế giới phòng, chống bệnh phong 31/01/2021

     Trong nhiều thế kỷ, bệnh phong bị kỳ thị do khuyết tật của bệnh vì không được chữa trị. Ngày Thế giới phòng, chống bệnh phong giúp tập trung vào các nhu cầu của những người nghèo nhất và thiệt thòi nhất trên thế giới những người bị ảnh hưởng bởi bệnh phong. Nó nhắc cho mọi người biết rằng bệnh phong vẫn còn tồn tại và có thể được chữa khỏi. Ngày này cũng nhằm gây quỹ để giúp những người có bệnh phong có thể được chữa trị và chăm sóc.

     Năm 1953, một nhà từ thiện lớn người Pháp M. Raoul Follereau đã tuyên bố ngày phòng, chống bệnh phong để kêu gọi cả thế giới chú ý đến hoàn cảnh của hàng triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi căn bệnh cổ xưa này. Từ đó, hơn 50 năm qua, vào ngày Chủ nhật cuối cùng của tháng Giêng, hàng ngàn người trên toàn cầu đã dừng mọi hoạt động lại để tưởng nhớ những người bị ảnh hưởng nặng nề bởi bệnh phong.  

          Bệnh phong không phải là bệnh di truyền; bệnh không lây qua tiếp xúc, sờ chạm, mà lây qua đường hô hấp, do những giọt nhỏ trong không khí, tiết ra từ những người bệnh không được điều trị. Tránh kỳ thị để người bệnh mạnh dạn đi khám, chữa trị sớm, nhằm tránh để lại di chứng, tàn tật, nhờ đó cũng giảm thiểu việc lây lan bệnh trong cộng đồng.

3.Ngày thế giới phòng chống ung thư 4/2/2021

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn cầu. Việt Nam có khoảng 165.000 ca ung thư mới và khoảng 115.000 ca tử vong vì ung thư mỗi năm. Tỷ lệ tử vong do ung thư chuẩn hóa theo độ tuổi ở Việt Nam là 104 (trên 100.000 dân), đứng thứ 57 trên toàn cầu.

Theo các bằng chứng gần đây, có thể ngăn ngừa từ 30% đến 50% số ca tử vong do ung thư bằng cách giảm bớt hoặc tránh các yếu tố nguy cơ chính, bao gồm tránh các sản phẩm thuốc lá, giảm tiêu thụ rượu, duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thường xuyên và giải quyết các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng.

Nhiệm vụ chính của WHO trong phòng chống ung thư là thúc đẩy các chính sách, kế hoạch và chương trình phòng chống ung thư quốc gia hài hòa với các chiến lược phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các vấn đề sức khỏe liên quan khác.

 

D. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Tuyến y tế cơ sở dựa trên các thông điệp chính để triển khai các hoạt động truyền thông phù hợp với địa phương như góc GDSK, bản tin địa phương, truyền thông nhóm, truyền thông cá nhân, lồng ghép trong các buổi họp chính quyền địa phương, tổ dân phố...

Tham khảo thêm tài liệu tại các trang web:

- Website của WHO:  http://www.wpro.who.int/

- Website của Bộ Y tế: http://www.moh.gov.vn

- Website của Cục Y tế Dự phòng: http://vncdc.gov.vn.

- Website của viện vệ sinh dịch tể trung ương:  http://nihe.org.vn

- Website của T5G: http://www.t5g.org.vn    

 - Website của Sở Y tế:  http://www. syt.thuathienhue.gov.vn.

 - Website của CDC:   http://www. cdc.thuathienhue.gov.vn.

Đề nghị các đơn vị tham khảo và sử dụng để truyền thông tại cơ sở./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;

- Sở Y tế (để báo cáo);

- Ban Giám đốc CDC;

- Lưu: VT, TTGDSK.

         GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

       Hoàng Văn Đức

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Tuấn Khanh (Trạm Y tế )
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 291.610
Truy cập hiện tại 180