Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE THÁNG 08 NĂM 2019
Ngày cập nhật 08/08/2019

Căn cứ vào Định hướng số 996/KSBT-TTGDSK ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế về việc định hướng công tác TTGDSK tháng 08 năm 2019;

Trạm Y tế Vỹ Dạ xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tháng 8 năm 2019 như sau:

A. TRUYỀN THÔNG NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH, VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
 
1. Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
2. Công văn số 549/DP-DT ngày 22/7/2019 của Cục Y tế dự phòng về việc tăng cường phòng, chống bệnh do vi rút Ebola.
3. Công văn số 4210/BYT-BM-TE ngày 23/7/2019 của Bộ Y tế về việc triển khai tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ.
 
     B. TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế về chủ động phòng, chống các dịch bệnh mùa hè và mùa bão lụt, hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tháng 8/2019 cần tập trung thực hiện một số nội dung:
1. Bệnh sốt xuất huyết
Theo báo cáo ngày 04/7/2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp và ghi nhận số mắc tăng cao tại nhiều quốc gia. Từ đầu năm đến nay, Phi-líp-pin đã ghi nhận 92.267 trường hợp mắc, trong đó có 398 trường hợp tử vong, số mắc tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ 2018; Malaysia đã ghi nhận 62.421 trường hợp mắc, trong đó có 93 trường hợp tử vong, số mắc tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2018; Nhiều nước như: Lào, Singapore, Campuchia, Trung Quốc... đã ghi nhận số mắc hàng tuần tăng cao so với cùng kỳ 2018 và dự báo còn diễn biến phức tạp, gia tăng trong thời gian tới.
Tại Việt Nam, hiện nay đang là cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết, trong các tuần gần đây số mắc tăng nhanh tại các tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Nai, Đồng Tháp, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long...
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh, trong khi đó tập quán trữ nước tại nhiều khu vực vẫn còn, do vậy nhiều khả năng sẽ xuất hiện các ổ dịch nhỏ và có thể lan rộng, kéo dài nếu không tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống.
Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống như diệt bọ gậy/lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong là rất cần thiết. Sở Y tế đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống SXH đặc biệt những huyện, thị xã, thành phố có số mắc cao để phát hiện sớm các ổ dịch; hướng dẫn diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy tại các hộ gia đình thông qua mạng lưới cộng tác viên.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
-  Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch.
- Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
 
2. Bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Việt Nam trong thời gian gần đây, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày (hoặc đi ngoài nhiều lần hơn bình thường). Tiêu chảy thường là triệu chứng nhiễm trùng đường ruột, có thể do vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng đường ruột gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa, chủ yếu là đường phân - miệng qua thức ăn và nước uống bị nhiễm khuẩn.
Những trường hợp tiêu chảy cấp thường sống ở khu vực có ao hồ tù đọng nước, sử dụng cầu tiêu không hợp vệ sinh và rác thải sinh hoạt được xả trực tiếp xuống hồ, sàn nhà ở của các hộ dân ẩm thấp tạo điều kiện cho các mầm bệnh lây lan và phát triển.
Thời tiết mùa hè nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển trong thực phẩm, thức ăn, làm cho thức ăn nhanh bị hỏng, bị ôi thiu, là nguyên nhân gây nên nhiều trường hợp tiêu chảy. 
Bệnh có liên quan chặt chẽ với điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thói quen vệ sinh của người dân. Vì vậy để chủ động phòng chống tiêu chảy cấp, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cộng đồng:
1. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã, không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
2. Sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, đặc biệt trong chế biến thực phẩm. Bảo vệ nguồn nước, không đổ chất thải, nước giặt, rửa xuống giếng, ao, hồ, sông, suối.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tăng cường vệ sinh cá nhân, dùng nước sạch đặc biệt là trong mùa nắng nóng, sát khuẩn nước bằng Cloramin B.
4. Mỗi gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi; không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ; không sử dụng phân tươi, phân chưa xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng.
5. Khi có dấu hiệu tiêu chảy cấp phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
 
3. Bệnh viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút gây ra, bệnh lây truyền qua muỗi Culex hút máu súc vật và truyền cho người. Bệnh nguy hiểm vì có những biến chứng nặng nề về thần kinh và có tỷ lệ tử vong cao (20-30%). 
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất.
Để chủ động trong công tác phòng chống bệnh VNNB, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
- Xây dựng chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy và tiêu diệt muỗi.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, chuồng gia súc sạch sẽ để muỗi không có nơi trú đậu.
-  Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh trung ương cần phải đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và truyền thông phòng, chống bệnh Viêm não Nhật Bản.
 
 
4. Bệnh viêm não, màng não do não mô  cầu
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu lưu hành ở mọi nơi trên thế giới. Vùng báo động có tỷ lệ mắc cao nhất ở Châu Phi cận Sahara, kéo dài từ phía tây Senegal đến đông Ethiopia (gồm 26 quốc gia). Tại Việt Nam, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng trong cộng động từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương,  hay gặp vào mùa đông - xuân. 
Bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây nên. Vi khuẩn não mô cầu có nhiều type
và thường hay gặp nhất là type A, B và C. Ổ chứa vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là ở người, do vậy nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. Các tiếp xúc hàng ngày như hôn, dùng chung dụng cụ, ly tách, tiếp xúc với nhiều người như sống trong các khu tập thể, khu cắm trại... đều có thể dẫn đến lây truyền bệnh. Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, nhóm tuổi nguy cơ mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi trẻ và cũng ở nhóm tuổi này có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất. 
Viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn nặng tại màng não và nhiễm khuẩn huyết. Bệnh diễn biến cấp tính và có thể lấy đi sinh mạng của một người khoẻ mạnh trong vòng 24 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: Sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu. Vắc xin phòng não mô cầu typ A và typ C được chỉ định cho tất cả các đối tượng từ 24 tháng tuổi trở nên. Nếu con bạn chưa đuợc tiêm phòng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn về hiệu quả, tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin và phác đồ tiêm phù hợp.
Ngoài ra, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng
Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc
Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế
 Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh (sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng) cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
 
 
 
B. CÁC ĐỢT CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG TRONG THÁNG
 
1. TUẦN LỄ NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ 
Sữa mẹ là thực phẩm vệ sinh, thanh khiết, tươi mới, vô trùng, kinh tế, thuận tiện, nhiệt độ phù hợp,… Sữa mẹ là thực phẩm phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Nhằm khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, liên minh Thế giới hành động vì nuôi con bằng sữa mẹ (WABA) đã định ngày 01 ~ 07/ 08 hàng năm là tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ.a
 
a) Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ là gì?
Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1992 và hiện nay đã được tổ chức ở 120 nước trên thế giới. Mục đích là để tăng cường nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của trẻ, điều đã mang lại nhiều lợi ích to lớn về sức khỏe, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh chết người như
bệnh viêm phổi và giúp trẻ tăng trưởng và phát triển tốt hơn. Tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ sau 6 tháng đầu, cho đến khi trẻ được hai tuổi hoặc lâu hơn nữa, kết hợp với việc cho trẻ ăn bổ sung các thức ăn an toàn và phù hợp là phương thức nuôi trẻ tốt nhất.
b) Tại sao phải có tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ?
Sữa mẹ là sự lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ, tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của sữa mẹ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho trẻ: trong sữa mẹ có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh đến 4-6 tháng tuổi. Chẳng hạn như có thành phần, tỷ lệ thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh như protein, chất béo, lactose, muối, canxi, phốt pho, vitamin và các chất dinh dưỡng khác; sữa mẹ sạch, hợp vệ sinh, tươi, vô trùng, tiết kiệm, thuận
tiện, nhiệt độ thích hợp, là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ, đặc biệt là sữa non, rất giàu chất chống nhiễm trùng, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh tật và cải thiện sức đề kháng đường tiêu hóa, đường hô hấp và một số bệnh truyền nhiễm nhất định. Một số chất trong sữa mẹ là cần thiết cho sự phát triển của các tế bào thần kinh não bộ trẻ sơ sinh, tạo điều kiện cho sự phát triển của trí não và tư duy của bé; mẹ nuôi con bằng sữa mẹ đồng thời giúp tăng cường cảm xúc giữa mẹ và bé. Hiện nay, 120 quốc gia trên thế giới tham gia hưởng ứng hoạt động này.
Trẻ em là nhóm dễ bị tổn thương nhất trong trường hợp khẩn cấp, trẻ có nguy cơ tử vong do tiêu chảy và viêm phổi cao. Trong trường hợp khẩn cấp, các sản phẩm thay thế sữa mẹ chưa được phê duyệt hoặc chưa được kiểm định cần tránh sử dụng.
 
c. Như thế nào là nuôi con bằng sữa mẹ?
Mẹ nên hay không nên nuôi con bằng sữa mẹ đang trở thành đề tài nóng trong xã hội hiện nay. Nhưng bất luận nên hay không nên nuôi con bằng sữa mẹ.
Nuôi con bằng sữa mẹ, như tên gọi, đó chính là phương pháp dùng sữa mẹ để nuôi con. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ bú sữa mẹ phát triển kết quả khỏe mạnh, bao gồm tăng miễn dịch, cải thiện trí thông minh, giảm tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm béo phì ở trẻ em và giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng. Trong vài thập kỷ qua, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho sức khỏe, và các khuyến nghị cho áp dụng vẫn tiếp tục gia tăng. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, và lợi ích vẫn tiếp tục đến tuổi trưởng thành. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh là phương pháp nuôi con bằng sữa ẹm được kiến nghị, sau đó vẫn tiếp tục cho con bú và bổ sung các loại thức ăn bổ sung thích hợp cho đến năm trẻ 2 tuổi hoặc lâu hơn. Tổ chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc khuyến cáo rằng việc cho con bú nên bắt đầu trong vòng một giờ đầu sau khi sinh.
d. Nếu có bất cứ điều gì trên thế giới là một món quà của tự nhiên, thì sữa mẹ là một trong số đó. Nuôi con bằng sữa mẹ có rất nhiều lợi ích sau đây:  
1. Trong sữa mẹ có lượng protein và acid amin với tỷ lệ cân đối, phù hợp nhất với trẻ bao gồm cả trẻ sinh non, khi vào dạ dày sẽ kết tủa thành các phân tử nhỏ nên thấm dịch tiêu hóa tốt và dễ hấp thụ.
2. Trong sữa mẹ, các thành phần của cysteine và taurine amin tương đối cao, có lợi cho sự phát triển não của trẻ sơ sinh và tăng cường khả năng tư duy ở trẻ.
3. Hàm lượng axit béo không bão hòa trong sữa mẹ cao và dễ hấp thu, tỷ lệ Ca++/Phospho 1,5-2 dễ dàng hấp thụ với lượng phù hợp nhu cầu của trẻ, sữa mẹ còn chứa đường lactose giúp hấp thụ tốt canxi, sữa mẹ có chứa neuregulin-4 (NRG4) giúp ngăn ngừa những tổn hại ở ruột do bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ em.
4. Sữa mẹ giúp tăng sức đề kháng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa IgA giúp trẻ ít bị dị ứng, tăng cường miễn dịch đường hô hấp. Trong sữa mẹ có lượng Lysozyme và đại thực bào cao giúp tiêu diệt vi khuẩn, đường lactose tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn LactoBifidus (Gr(+)) và Bifidus (Gr(-)) phát triển, tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa, ức chế vi khuẩn E.coli, bảo vệ niêm mạc ruột, tăng sức đề kháng cho đường tiêu hóa
5. Cho con bú bằng sữa mẹ tươi và dễ tiêu hóa hơn uống sữa bột, không có thành phần sữa bột nào có thể so sánh với sữa mẹ. Tỷ lệ thành phần protein chứa trong sữa mẹ là hợp lý nhất, thành phần và tỷ lệ của sữa mẹ sẽ thay đổi phù hợp với sự tăng trưởng và nhu cầu của bé, thành phần trong sữa mẹ được đồng bộ với sự phát triển của bé để đáp ứng nhu cầu của bé trong các giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, thị trường hiện nay chứa đầy rất nhiều sữa bột có độc, sữa giả sẽ gây ra những tổn hại vĩnh viễn cho trẻ.
 
2. NGÀY VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM 10/8
         Nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về thảm họa da cam ở Việt Nam, qua đó vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, thúc đẩy phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.
 
 
 
 TRƯỞNG TRẠM
 
 
 
 
 
       Nguyễn Thị Trúc Phương
 
 
 
 
 
 
Nguyễn Tuấn Khanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 291.610
Truy cập hiện tại 451