Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE THÁNG 9 NĂM 2019
Ngày cập nhật 09/09/2019

KÊ HOẠCH

TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE THÁNG 9 NĂM 2019

 

            Căn cứ Định hướng số 1145/ KSBT-TTGDSK ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế về định hướng công tác TTGDSK tháng 9/2019;

Trạm Y tế Vỹ Dạ xây dựng kế hoạch truyền thông giáo dục sức khỏe tháng 9 năm 2019 như sau:

A. TRUYỀN THÔNG NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, QUY ĐỊNH, VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC Y TẾ

1. Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 của Bộ Y tế về giảm thiểu chất thải nhừa trong ngành y tế.

2. Công văn số 802/STTTT-TTBCXB ngày 6/8/2019 của Sở Thông tin truyền thông về việc tuyên truyền công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma tuý, mại dâm.

B. TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, để chủ động phòng, chống nguy cơ dịch bệnh xảy ra trong dịp thu đông, ngành Y tế Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe sau:

1.      Bệnh Sốt xuất huyết Dengue

Theo Tổ chức Y tế thế giới bệnh lưu hành trên 100 quốc gia, mỗi năm có khoảng 100 triệu trường hợp mắc bệnh, phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh có xu hướng tăng mạnh vào mùa mưa. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc-xin phòng bệnh, trong khi đó tập quán trữ nước tại nhiều khu vực vẫn còn, do vậy nhiều khả năng sẽ xuất hiện các ổ dịch nhỏ và có thể lan rộng, kéo dài nếu không tích cực triển khai các biện pháp phòng, chống. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có xảy ra các ca bệnh lẻ tẻ. Thời tiết hiện bắt đầu vào mùa mưa và mùa nhập học của học sinh và sinh viên về Huế. Vì vậy nguy cơ xảy ra ca bệnh và dịch là có nhiều khả năng.

Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống như diệt bọ gậy/lăng quăng, phun hóa chất diệt muỗi chủ động tại các điểm nguy cơ cao, xử lý ổ dịch ngay khi phát hiện để giảm tối đa số mắc, tử vong là rất cần thiết. Sở Y tế đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống SXH đặc biệt những huyện, thị xã, thành phố có số mắc cao để phát hiện sớm các ổ dịch; hướng dẫn diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy tại các hộ gia đình thông qua mạng lưới cộng tác viên.

2.      Bệnh Tay chân miệng

Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12. Để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân, cộng đồng thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.

- Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

-  Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

-  Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

-  Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

3.      Bệnh Sởi

Hiện nay, số trường hợp mắc sởi tại các địa phương không nhiều, tuy nhiên vào thời thời điểm năm học mới bắt đầu, học sinh tập trung với số lượng lớn, có thể làm tăng nguy cơ bùng phát dịch. Do vậy, Trung tâm KSBT tỉnh tiếp tục giám sát chặt chẽ các ca sốt phát ban nghi sởi mới mắc, các  đơn vị tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh Sởi chủ động trong cộng đồng để ngăn dịch bùng phát trở lại.

Để phòng bệnh Sởi có hiệu quả, trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi theo quy định trong chương trình tiêm chủng quốc gia (mũi thứ nhất được tiêm cho trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ được 18 tháng tuổi).

Đa số người mắc bệnh Sởi có thể được điều trị, chăm sóc tại nhà để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện trừ một số trường hợp do bệnh gây biến chứng cần được điều trị tại bệnh viện, do vậy cần truyền thông hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà và cách phát hiện sớm những biến chứng để điều trị kịp thời tránh tử vong cũng như biết cách phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

C. CÁC NGÀY TRUYỀN THÔNG TRONG THÁNG

1.      Ngày thế giới phòng chống tự tử  - World Suicide Prevention Day (10/9/2019)

Tổ chức Y tế thế giới ước tính mỗi năm có hơn 800.000 người chết do tự tử, trung bình cứ 40 giây sẽ có 1 người chết do tự tử, số lần cố gắng tự tử của nhiều người lên đến 25 lần. Trong đó 78% các ca tự tử xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Ngày thế giới phòng chống tự tử 10/9 hàng năm là hoạt động thúc đẩy cam kết và hành động trên toàn thế giới để phòng chống tự tử.

Hiệp hội Phòng chống tự tử quốc tế (IASP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng với nhiều tổ chức khác ủng hộ công tác phòng chống hành vi tự tử, cung cấp đầy đủ dịch vụ điều trị và chăm sóc cho những người từng có hành vi tự tử cũng như chịu trách nhiệm báo cáo thông tin về các vụ tự tử trên các phương tiện truyền thông. 

Ở cấp độ toàn cầu, cần phải nâng cao nhận thức rằng tự tử là một nguyên nhân có thể phòng ngừa được của tử vong sớm. Chính phủ các nước cần phát triển khung chính sách cho những chiến lược phòng chống tự tử quốc gia. Ở địa phương, các chính sách và kết quả nghiên cứu cần phải được chuyển thành hành động cụ thể trong chương trình phòng chống và các hoạt động tại cộng đồng.

2.      Ngày bệnh Alzheimer thế giới – World Alzheimer’s Day (21/9/2019)

Ngày bệnh Alzheimer thế giới 21/9 hàng năm là ngày các tổ chức Alzheimer trên khắp thế giới cùng tổ chức chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bệnh Alzheimer và hội chứng mất trí nhớ. Chiến dịch tập trung vào cách chúng ta có thể làm giảm nguy cơ phát triển hội chứng mất trí nhớ bằng những lối sống lành mạnh cho não bộ.

Bệnh Alzheimer là một dạng phổ biến nhất của hội chứng mất trí nhớ, bao gồm các rối loạn làm suy giảm chức năng trí tuệ. Bệnh Alzheimer còn được gọi là một căn bệnh gia đình, bởi vì sự căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến mọi người khi chứng kiến một người thân từ từ suy sụp. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thứ 6 gây tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ và là một trong những nguyên nhân gây tử vong không thể ngăn chặn hoặc làm chậm lại được. Ngày nay, với sự gia tăng tuổi thọ và bùng nổ dân số thì việc hỗ trợ cho các nghiên cứu về bệnh Alzheimer càng quan trọng hơn bao giờ hết.

3.      Ngày thế giới phòng chống bệnh dại – World rabies Day (28/9/2019)

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút gây nên. Bệnh lây nhiễm từ động vật (vật nuôi và hoang dã) sang người do tiếp xúc gần với nước bọt thông qua vết cắn hoặc cào của động vật mắc bệnh. Theo báo cáo của Cơ quan tài trợ - Liên minh Kiểm soát bệnh Dại toàn cầu (GARC) và Trung tâm Phòng chống Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), 99% các ca bệnh dại ở người được truyền từ chó, mỗi năm trên thế giới có khoảng 59.000 người chết vì bệnh dại, tổn thất về kinh tế lên đến 8,6 tỷ đô la Mỹ.

Ngày phòng chống bệnh dại thế giới được tổ chức vào ngày 28/9 hằng năm nhằm tưởng nhớ Louis Pasteur, người đã phát minh ra vắc xin dại và dẫn đường cho hoạt động phòng chống bệnh dại, qua đó nhấn mạnh vào tác hại của bệnh dại đối với người và động vật, tuyên truyền cách phòng chống bằng cách ngăn chặn bệnh dại ở động vật và làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.

Với chủ đề "Bệnh dại: 0 đến 30" (Rabies: Zero by 30), phán ánh mục tiêu toàn cầu và khuôn khổ để đạt được kế hoạch không có người chết do bệnh dại vào năm 2030.

4.      Ngày phòng chống bệnh tim mạch thế giới – World Heart Day (29/9/2019)

Ngày phòng chống bệnh tim mạch thế giới 29/9 được tổ chức hàng năm nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người rằng các bệnh về tim và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, cướp đi 17,5 triệu sinh mạng mỗi năm. Với những thay đổi nhỏ, như chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường luyện tập thể dục, bỏ thuốc lá sẽ tạo ra sự khác biệt mạnh mẽ đối với sức khỏe tim mạch. Trong ngày phòng chống bệnh tim mạch thế giới, mọi người được khuyến khích cùng chia sẻ cảm xúc của mình và truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới để góp phần bảo vệ sức khỏe.

 

 

TRƯỞNG TRẠM

 

 

Nguyễn Thị Trúc Phương

 

 

 

Nguyễn Tuấn Khanh ( trạm y tế phường Vỹ Dạ )
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 291.610
Truy cập hiện tại 396