Tìm kiếm tin tức

 

Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh
Sở, ban, ngành
UBND huyện, thị xã
UBND phường, xã
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2020)
Ngày cập nhật 19/03/2020
 
 
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, trên chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên, sau khi đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, pháo binh ta tập trung bắn phá các căn cứ địch ven thành phố Huế. Các mũi bộ binh nhanh chóng bao vây chia cắt địch, chặt đứt mọi đường rút lui của chúng tháo chạy về biển hòng tìm lối thoát.

Quân và dân Thừa Thiên Huế đã xốc tới truy kích địch. Đồng bào trong tỉnh nổi dậy phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang tiến công địch ở khắp các chi khu quân sự và nhanh chóng đập tan bộ máy kìm kẹp, giành quyền làm chủ ở tất cả các quận. Nhiều đơn vị lính ngụy đã mang súng trở về nhân dân.

 

Sáng ngày 26/3/1975, lá cờ giải phóng rộng 8m dài 12m chính thức tung bay trên đỉnh cột cờ Phu Văn Lâu, đánh dấu mốc lịch sử Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng. Qua 2 đợt tấn công và nổi dậy, quân và dân Thừa Thiên Huế đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân, thu hồi toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh của chúng. Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế đã được Quân ủy Trung ương điện khen "Việc đánh chiếm và giải phóng thành phố Huế là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và chính trị rất lớn. Chiến công đó đã làm cho nhân dân cả nước nức lòng phấn khởi, làm cho địch suy yếu thêm một bước hết sức nghiêm trọng. Các đồng chí đã góp phần làm rạng rỡ truyền thống đấu tranh anh dũng của quân và dân cả nước".

Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng đã cổ vũ mạnh mẽ đối với quân và dân cả nước. Đây là thắng lợi lớn nhất, rực rỡ nhất của quân và dân tỉnh nhà trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với thắng lợi oanh liệt đó, quân và dân Thừa Thiên Huế đã đập tan tấm lá chắn mạnh nhất của địch ở phía bắc Quân khu I và Vùng I chiến thuật; giáng một đòn mạnh vào âm mưu co cụm chiến lược của địch ở ven biển miền Trung, đẩy quân ngụy vào thế khốn đốn, suy sụp không gì cứu vãn nổi; tạo điều kiện và làm hậu phương vững chắc cho các đơn vị chủ lực tiến vào Đà Nẵng và giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất Tổ quốc./

Nguyễn Tuấn Khanh ( Theo tư liệu Lịch sử )
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 291.610
Truy cập hiện tại 389